Nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 1208
comment-forum-solid 0

Trong hệ thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự , nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nguyên tắc cơ bản và là trụ cột chính kiến tạo nên hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của các nhà nước văn minh. Suy đoán vô tội có thể được tiếp cận từ phương diện là sự thể hiện của quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà nhà nước phải ghi nhận, bảo đảm thực hiện và bảo vệ.

Luật gia Nguyễn Đức Anh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu như thế nào?

Nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự (được áp dụng theo Luật tố tụng Hình sự):

Nội dung cốt lõi của  nguyên tắc này  cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án kết tội với người đó.

Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố.

Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo.

Như vậy,  bảo vệ quyền con người thông qua nguyên tắc suy đoán vô tội được hiểu là: con người sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền công bằng, lấy bình đẳng làm nền tảng; là lá chắn quan trọng. Nguyên tắc suy đoán vô tội này được thực hiện theo thủ tục chặt chẽ, nghiêm minh.

Nguồn gốc của nguyên tắc suy đoán vô tội

Cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội có từ thời La-mã cổ đại khi người ta cho rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và chỉ áp dụng trong tố tụng dân sự . Tư tưởng này chỉ thực sự trở thành nguyên tắc pháp luật khi khi cách Cách mạng tư sản Pháp dành thắng lợi đánh một dấu mốc trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhân loại để bảo vệ quyền con người, cùng với đó là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội: Cần phải có biện pháp hạn chế, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán xâm phạm thô bạo quyền con người trong Tố tụng hình sự (TTHS) từ phía Nhà nước.

Bản chất nguyên tắc suy đoán vô tội

Suy đoán vô tội đã được thừa nhận là giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người trong TTHS. Tính đầy đủ của nó thể hiện ở việc phải nhận thức được đầy đủ, chính xác nội dung (đòi hỏi) của nguyên tắc đó trên cơ sở lý luận luận. Tính phù hợp đòi hỏi nó phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử , văn hóa, tập quán lập pháp, truyền thống tố tụng…. của mỗi quốc gia; tính toàn diện đòi hỏi các nội dung, tinh thần của nguyên tắc phải được thể hiện xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự từ các quy định của pháp luật cho đến thực tiễn thực hiện nó. Tình đồng bộ, đòi hỏi nguyên tắc này phải đồng bộ với các nguyên tắc khác của tố tụng hình sự, cao hơn nữa là phù hợp và đồng bộ với mục đích và mô hình TTHS nói riêng và bản chất của nhà nước nói chung. Bởi lẽ, không thể có những nguyên tắc tố tụng hình sự thấm nhuần tư tưởng bình đẳng bác ái và pháp chế trong một xã hội bất công, quyền con người không được tôn trọng và văn hóa pháp lý không phát triển. Ngược lại trong một xã hội dân chủ, pháp luật kỷ cương được tôn trọng thì muốn hay không muốn như tư tưởng sáng giá nhất- vốn là thành tựu của tư pháp thế giới ở lĩnh vực tố tụng hình sự sẽ nghiễm nhiên trở thành các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Suy đoán vô tội với tư cách là nguyên tắc của TTHS Việt Nam đã thể hiện được các yêu cầu này.

Giá trị của nguyên tắc suy đoán vô tội

Giá trị của suy đoán vô tội được xem xét ở hai phương diện: phương diện chứng minh và phương diện đối xử. Ở phương diện chứng minh cần bắt đầu từ vấn đề cơ bản nhất là bản chất của TTHS đó là quá trình nhận thức về sự thật của vụ án. Lý thuyết về chứng minh chỉ ra nhiều phương pháp chứng minh. Bên cạnh phương pháp chứng minh trực tiếp, người ta có thể chứng minh bằng phương pháp phản chứng – tiếng La tinh có nghĩa là “thu giảm đến sự vô lý”. Theo đó, người ta sẽ chứng minh nếu một phát biểu nào đó xảy ra, thì dẫn đến mâu thuẫn về logic, vì vậy phát biểu đó không được xảy ra.

Hoạt động nguyên tắc suy đoán vô tội

Hoạt động TTHS bao gồm hai nhiệm vụ. Trước hết, nó là hoạt động bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm. Mặt khác không kém phần quan trọng là bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền. Luật TTHS trong nhà nước văn minh phải dung hoà được quyền lợi xã hội và tự do cá nhân. Suy đoán vô tội còn đem đến sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh được hậu thuẫn bằng quyền lực nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hơn nữa, chứng minh trong TTHS là hoạt động cực kỳ phức tạp, không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn cả những yếu tố tâm lý (lỗi) của người phạm tội. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người. Do đó, “nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đoán có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể”. Việc định kiến người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội là hết sức nguy hiểm. Nó đồng nhất người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Lúc đó, có bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp được toàn bộ.

Xem thêm: Tội giết người được xác định ở những dấu hiệu cơ bản nào Chơi bài trong nhà có vi phạm pháp luật không?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.79004 sec| 1014.75 kb