Tội mua bán bộ phận cơ thể người - những bất cập và kiến nghị

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 1169
comment-forum-solid 0

Trong bối cảnh các hành vi mua bán bộ phận cơ thể người đang diễn ra tràn lan và gây tác động tiêu cực đến con người thì việc bổ sung quy định về tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người trong bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã tạo cơ sở vững chắc để xử lý loại tội phạm này cũng như góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập phát sinh.

- Những hạn chế, bất cập

Hiện nay, hành vi mua bán bộ phận cơ thể người thực hiện một cách tràn lan, bất hợp pháp là do sự góp mặt của bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Hành vi môi giới này rất nguy hiểm, bởi những người này chỉ chú ý tới số tiền lợi nhuận thu được mà không quan tâm tới tình trạng sức khỏe của người bán nội tạng, hay chất lượng của cuộc phẫu thuật lấy nội tạng. Chưa kể đến sự sa sút về sức khỏe sau phẫu thuật.

Vậy, xử lý hình sự như thế nào đối với những đối tượng này? Trường hợp này hiện nay tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng người môi giới mua bán bộ phận cơ thể người sẽ bị xử lý về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với vai trò đồng phạm cùng với người mua, người bán. Quan điểm khác thì cho rằng người môi giới mua bán bộ phận cơ thể người nên được xử lý ở tội riêng biệt, có thể đề xuất điều luật là tội môi giới mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Bởi lẽ, hành vi môi giới này cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm không kém gì so với hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người.

Bất cập trong chế tài hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội.

Về mức hình phạt tối thiểu 10.000.000 đồng chưa thể hiện được tính răn đe của pháp luật, vì đây là nhóm tội liên quan đến vấn đề xâm phạm sức khỏe, thân thể, tính mạng con người. Bên cạnh đó, giá trị của những bộ phận cơ thể người được bán đi với giá lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ (USD), mang lại lợi nhuận phi pháp cực kỳ lớn cho người phạm tội. Khoản tiền lợi nhuận này lớn hơn nhiều so với mức phạt tiền ở trên.

Bất cập trong việc xác định đối tượng và hình phạt của hành vi mua bán bộ phận cơ thể người gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác

Có quan điểm cho rằng: “Điều luật quy định “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, mà không quy định là “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân” nên trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội chỉ cần gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (có thể cho nạn nhân hoặc không phải cho nạn nhân) thì người phạm tội vẫn bị áp dụng tình tiết phạm tội này”.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

- Kiến nghị đề xuất giải pháp khắc phục

Để giải quyết những vướng mắc, bất cập chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đấu tranh, chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người.

Thứ nhất, không cần thiết quy định mô là đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Điều 154 Bộ luật Hình sự mà điều luật chỉ cần tập trung vào đối tượng là bộ phận cơ thể người.

Thứ hai, liên quan đến hành vi trung gian môi giới của việc mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người, kiến nghị sửa đổi tên Điều 154 Bộ luật Hình sự thành: “Tội môi giới, mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người”. Ngoài ra, hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều 154 Bộ luật Hình sự là chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bởi lẽ, hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người mang lại mức siêu lợi nhuận, lớn hơn rất nhiều so với chế tài của điều luật đưa ra. Chúng tôi đề xuất tăng mức phạt tiền tối thiểu lên 50.000.000 đồng. Về mức tối đa, nâng lên mức 500.000.000 đồng. Như vậy, Điều 154 Bộ luật Hình sự nên được chỉnh sửa như sau:

“Điều 154. Tội môi giới, mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người

1. Người nào môi giới, mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

…4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ ba, cần hướng dẫn cụ thể về tình tiết tăng nặng “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Để tránh những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật cần hướng dẫn cụ thể đây là trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.

Xem thêm:

– Khuyến nghị của công ty luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật tố tụng được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.04497 sec| 1014.891 kb