Nội dung bài viết [Ẩn]
Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Nhiệm vụ của pháp luật hình sự là đặt ra những việc đặt ra mà pháp luật hình sự phải làm. Nhiệm vụ của pháp luật hình sự bắt nguồn từ chính chức năng của nhà nước là đảm bảo trật tự xã hội trước những hành vi xâm phạm đến các lợi ích quan trọng mà pháp luật bảo vệ. Trong đó, tội phạm là một loại hành vui có tính nguy hiểm cao xâm phạm đến các lợi ích đó. Nhiệm vụ của pháp luật hình sự thể hiện trong Bộ Luật Hình sự bao gồm hai nhiệm vụ chính: bảo vệ và giáo dục. Tuy nhiên, khác với lĩnh vực pháp luật khác, nhiệm vụ của pháp luật hình sự có những đặc thù phụ thuộc vào các yếu tố như đối tượng bảo vệ, đặc tính của pháp luật hình sự. Thông qua nhiệm vụ của pháp luật hình sự cho thấy vị trí, vai trò của nó trong hệ thống các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Căn cứ vào đó, pháp luật hình sự có hai nhiệm vụ chính là bảo vệ và giáo dục.
Tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực luôn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Phòng ngừa tội phạm đòi hỏi nhà nước có nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp quan trọng là xây dựng các quy phạm pháp luật quy định cụ thể về các hành vi bị coi là tội phạm và hệ thống các biện pháp trách nhiệm hình sự nói chung và hình phạt nói riêng để xử lý người phạm tội. Ở Việt Nam, các quy định pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các vấn đề khác có liên quan đến tội phạm và hình phạt được chứa đựng trong nguồn duy nhất là Bộ luật hình sự.
Với tư cách là cơ sở pháp lý trực tiếp và quan trọng nhất cho việc phòng ngừa tội phạm, nhiệm vụ bao trùm nhất của Bộ luật hình sự là bảo vệ các quan hệ xã hội trước sự xâm phạm của tội phạm. Bảo vệ là nhiệm vụ đặc trưng nhất của pháp luật hình sự so với các lĩnh vực pháp luật khác. Nó được thực hiện khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội gây hại cho xã hội. Nội dung của nhiệm vụ bảo vệ trước hết chỉ ra các đối tượng cần bảo vệ và quy định tội phạm và hình phạt nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm đến các đối tượng đó.
Đối tượng bảo vệ của Luật hình sự đã được điều luật mô tả một cách khái quát bao gồm các đối tượng sau đây: Chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyên con người, quyền công dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội.
Không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ, thông qua việc quy định những hành vi bị coi là tội phạm với ngụ ý cấm các chủ thể thực hiện hành vi và hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, Bộ luật hình sự còn có nhiệm vụ rất quan trọng là giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên trong xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội, Bộ luật hình sự không chỉ quy định những hành vi nào bị coi là tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm đó.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm