Như thế nào thì được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Bởi Trần Thu Thủy - 08/01/2020
view 489
comment-forum-solid 0

Điều 140 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Hỏi: Vào ngày 15/7/2015, cô H là mẹ của bạn tôi giới thiệu cô C và cô L đến cửa hàng của tôi mua 1 kệ Tivi, 2 bàn inox, 20 cái ghế, 1 khánh thờ với giá 15.000.000 đồng dưới hình thức trả góp 800.000 đồng/tuần và đưa trước cho tôi 1.000.000 đồng. Tôi giao hàng ngay sau đó. Vào ngày 18/7 cô H giới thiệu cô T đến cửa hàng tôi xem hàng và sau đó gọi điện cho tôi nói cô T muốn mua 2 tủ để giày, 5 bộ bàn ghế inox, 2 bộ bàn ghế cafe với số tiền là 21.650.000 đồng. Tôi giao hàng đến nhà cô T nhưng cô H nói cô T không có ở nhà nên cô H đứng ra nhận hàng và ký nhận vào hóa đơn hứa sẽ thanh toán vào ngày 21/7. Vào tối ngay19/7 có người tự nhận là cô T gọi cho tôi và nói chỉ mua 2 tủ để giày còn những cái khác cô không mua,cô cũng đã trả cho cô H với số tiền 3.700.000 đồng và nói tôi bị cô H lừa.Tôi liền đến nhà cô H tìm hiểu nhưng không có cô ở nhà, gọi điện không bắt máy. Cô L và cô C không chịu trả tiền góp mỗi tuần cho tôi. Thưa Luật sư! Trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào? Cô H và những người liên quan có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? (Mỹ Anh - Bắc Ninh)

Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  1. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  2. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp của chị,chị không nói là hợp đồng bằng văn bản hay chỉ giao kết qua điện thoại và lời nói thì theo Điều 401 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

  1. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Số tiền chiếm đã trên 4 triệu, va H có hành vi trốn tránh như đến nhà nhưng không có nhà và k nghe điện thoại mặc dù vậy trong trường hợp này ta phải xét thêm bên mua không trả tiền và không nghe điện thoại có lí do chính đáng hay không và thời gian chậm thanh toán là bao lâu.

- C và L không chịu thanh toán tiền trả góp mỗi tuần

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng mua trả chậm, trả dần phải tuân thủ các điều kiện sau:

"Điều 461. Mua trả chậm, trả dần

  1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Như vậy việc không thực hiện thanh toán tiền trả góp đúng thời hạn V và L đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà hai bên đã kí kết, tuy nhiên cần phải xem xét là trong hợp đồng đã có thỏa thuận về nghĩa vụ khi không thanh toán hay thanh toán chậm chưa. Nếu không có thỏa thuận gì và bạn chứng minh được là C và L dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn.

  • Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.35824 sec| 1007.117 kb