Nợ xấu nhóm 4 là gì? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý

view 1443
comment-forum-solid 0
Nợ xấu nhóm 4 được đánh giá là một trong những nhóm nợ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, bất cứ ai khi đã bị nợ xấu nhóm 4 thì các ngân hàng, tổ chức tài chính đều từ chối khoản vay.

 

1- Nợ xấu nhóm 4 là gì?

Nợ xấu nhóm 4 hay còn được gọi là nợ nghi ngờ, mức độ nguy hiểm chỉ sau nhóm 5. Đây là khoản nợ mà người vay không thực hiện chi trả theo đúng hạn đã cam kết trong hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Đặc biệt, nếu để ngân hàng phải cơ cấu lại ngày trả nợ đến lần thứ 3 mà vẫn không thanh toán thì bạn sẽ bị nhảy lên nợ xấu nhóm 5. 

Ngoài ra, nếu khách hàng bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 4 thì phải mất một thời gian rất dài ít nhất 5 năm mới có thể xóa được lịch sử nợ lưu trữ trên CIC cũng như vay vốn lại. Ngoài ra, nếu như ngân hàng phải chịu các khoản nợ xấu quá nhiều thì dễ bị lâm vào tình trạng phá sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

2- Khi nào bị rơi vào nợ xấu nhóm 4?

Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tùy vào mức độ trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng sẽ sắp xếp vào các nhóm nợ khác nhau. Và khách hàng sẽ nhanh chóng bị liệt vào danh sách nợ nhóm 4 khi rơi vào các trường hợp như sau:

(i) Khoản nợ của khách hàng bị nợ quá hạn từ 181 ngày cho đến 360 ngày;

(ii) Khoản nợ đã được được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày;

(iii) Khoản nợ được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai. Nếu ngân hàng cơ cấu khoản nợ lần thứ 3 mà khách hàng không thanh toán thì sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 5. 

3- Nợ xấu nhóm 4 có vay ngân hàng được không?

Nhiều người đang có nhu cầu vay vốn đều có chung một thắc mắc nợ xấu nhóm 4 có vay được không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi, nợ xấu nhóm 4 được các đơn vị đánh giá gần như mất khả năng hoàn vốn. Do đó, bất cứ ai khi đã bị nợ xấu nhóm 4 thì đều bị các ngân hàng, tổ chức tài chính từ chối khoản vay. 

Nhất là khi quá trình trả nợ của khách hàng vẫn bị lưu trữ trên hệ thống CIC. Sau khi hết thời gian thử thách, khoản nợ của khách hàng đã được xóa hoàn toàn trên CIC thì có thể vay tiền trở lại, tuy nhiên ít nhiều vẫn sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

4- Nợ nhóm 4 bao lâu được xóa trên CIC?

Việc mọi dữ liệu liên quan đến khoản nợ được xóa trên hệ thống CIC sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được gói vay tiếp theo. Đối với nợ xấu nhóm 4 thời gian thử thách là 5 năm tính từ thời điểm khách hàng thanh toán khoản nợ bao gồm gốc và lãi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. 

Ngay sau khi bạn thanh toán đúng, đủ số tiền mà bên cho vay yêu cầu, dư nợ sẽ về 0. Nếu dư nợ vẫn còn dù chỉ là 1 đồng thì khách hàng vẫn bị tính là đang nợ xấu, thậm chí là nhảy lên nợ xấu nhóm 5. Vì thế, để chắc chắn dư nợ đã bằng 0, bạn cần gọi điện đến số hotline hoặc đến trực tiếp ngân hàng để kiểm tra lại. 

5- Lưu ý để không rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 4

Để cá nhân, doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng bế tắc khi bị nợ xấu nhóm 4, bạn cần lưu ý những điều cơ bản khi vay vốn sau: 

(i) Trước khi quyết định vay vốn tại các ngân hàng, công ty tín dụng, bạn cần đánh giá khả năng tài chính của mình. Bạn nên đưa ra các phương án trả nợ, đảm bảo kiểm soát được tài chính, tránh rơi vào tình trạng trả nợ quá hạn hoặc không có khả năng trả nợ khi không may có biến cố bất ngờ xảy ra;

(ii) Bạn cần lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả, tốt nhất nên hướng đến các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính để thu về lợi nhuận;

(iii) Nhận thức rõ ràng hậu quả có thể xảy ra nếu bị liệt vào danh sách nợ xấu từ nhóm 3 trở lên. Người vay cần nâng cao ý thức tự giác trong việc trả nợ gốc, lãi theo cam kết đã được quy định hợp đồng vay vốn;

(iv) Khách hàng cần nhớ ngày thanh toán nợ theo đúng hạn để quá trình trả nợ không bị quá hạn tránh bị lưu trên hệ thống CIC;

(v) Trong trường hợp, bạn không có đủ khả năng trả nợ đúng thời hạn thì không nên trốn tránh. Tốt nhất nên trực tiếp trao đổi với đơn vị cho vay để đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.

Xem thêm:

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

[a] Bài viết Nợ xấu nhóm 4 là gì? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nợ xấu nhóm 4 là gì? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.46929 sec| 1047.438 kb