CIC đã phân loại các nhóm nợ xấu tùy thuộc vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ. Trong đó, nợ xấu nhóm 5 là cấp độ cao nhất. Khi rơi vào nhóm này, khách hàng sẽ bị các ngân hàng từ chối cho vay.
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nợ xấu, có thể hiểu đơn giản khi người đi vay đến ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vay một khoản tiền trong thời gian 6 tháng, nhưng đã quá hạn 6 tháng nhưng khoản vay vẫn chưa thanh toán xong, lúc này hệ thống CIC sẽ căn cứ vào khoản thời gian quá hạn và chậm thanh toán nợ để xếp hồ sơ của người đó vào các nhóm nợ xấu từ 1 - 5 và khi thời gian quá hạn của người đi vay lên đến 360 ngày thì hồ sơ đó sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu thứ 05 và các ngân hàng sẽ từ chối cho vay đối với khách hàng này.
Các mức độ của nợ xấu được chia ra như sau:
(i) Nhóm xấu nhóm 1: nhóm nợ tiêu chuẩn có thời gian quá hạn từ 1 - 20 ngày, có thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng;
(ii) Nhóm xấu nhóm 2: nhóm nợ xấu trong diện cần chú ý có thời gian quá hạn từ 10 - 90 ngày, hồ sơ này vẫn có thể tiếp tục vay tiền tại các ngân hàng;
(iii) Nhóm xấu nhóm 3: nhóm nợ xấu dưới tiêu chuẩn thời gian quá hạn của hồ sơ này từ 90 - 180 ngày, người đi vay sẽ gặp khó khăn khi đi vay với hồ sơ thuộc diện nợ xấu nhóm 03 này;
(iv) Nhóm xấu nhóm 4: nhóm nợ xấu có dư nợ nghi ngờ, có thời gian quá hạn 181 - 360 ngày, nhóm này chắc chắn sẽ không được vay vốn tại các ngân hàng trừ khi xóa nợ thành công;
(v) Nhóm xấu nhóm 5: nhóm nợ xấu có khả năng mất vốn, nghiêm trọng và không được vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tài chính, thời gian quá hạn là 360 ngày;
Không phải chỉ cần quá hạn trả nợ 360 ngày sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 5 mà còn rất nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như:
(i) Sở hữu các khoản nợ quá hạn 360 ngày;
(ii) Sở hữu các khoản nợ đã được cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 90 ngày căn cứ theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại;
(iii) Sở hữu các khoản nợ đã cơ cấu lại lần thứ 2 và quá hạn theo thời hạn trả nợ lần thứ 2;
(iv) Sở hữu các khoản nợ đã được cơ cấu lại lần thứ 3 kể cả quá hạn hoặc chưa quá hạn.
Có hai cách để người đi vay có thể biết được hồ sơ vay vốn của mình có bị nợ xấu hay không và nợ xấu nhóm mấy, cụ thể như sau:
(i) Trực tiếp đến ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà bạn đang vay vốn để kiểm tra;
(ii) Kiểm tra thông tin tín dụng thông qua trung tâm tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước.
Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều phải tốn phí khi kiểm tra.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật tài chính gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hiện nay, các ngân hàng đều có một quy định chung đối với các khách hàng đi vay vốn, cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ vay nếu phát hiện hồ sơ đang dính nợ xấu từ nhóm 2 trở lên thì khả năng vay được tiền của người đi vay là rất khó.
Riêng đối với nhóm nợ thứ 4 và 5 thì khả năng vay được tiền của khách hàng là không thể, trừ khi hồ sơ đi vay được cải thiện bằng cách thanh toán các khoản nợ quá hạn và đợi cho CIC xóa tên người đi vay khỏi danh sách nợ xấu, thời gian mà CIC xóa nợ xấu là 5 năm đối với nợ xấu nhóm 5.
Chính vì thời gian chờ đợi lâu như thế nên các ngân hàng và tổ chức tài chính thường hối thúc người đi vay thanh toán khoản nợ để tránh việc hồ sơ bị đóng băng quá lâu.
(i) Để tránh việc bị gắn vào các nhóm nợ xấu ảnh hưởng đến việc vay tiền, khách hàng cần tuân thủ theo đúng quy định mà các ngân hàng đặt ra, cố gắng hoàn thành khoản nợ đúng thời hạn và không dây dưa với các khoản nợ tránh việc phát sinh lãi suất và mất khả năng chi trả;
(ii) Để có thể thanh toán được các khoản nợ đã vay, người đi vay cần xác định khoản vay ban đầu và xem xét về thu nhập của mình, cố gắng duy trì mức vay mà chi phí thanh toán nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập mỗi tháng để có thể đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Vì sao phải làm vậy, bởi nếu người đi vay không tính toán được thời gian và số tiền chi trả nợ mỗi tháng chắc chắn khả năng thanh toán của họ sẽ không được tốt ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày;
(iii) Không bao giờ đi vay khi cảm thấy lịch sử tín dụng của mình không thật sự tốt trong 02 năm gần nhất, bởi khi đi vay cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, các ngân hàng cần nhiều thời gian hơn để xem xét hồ sơ mà không đảm bảo là sẽ vay được tiền;
(iv) Hãy đảm bảo hồ sơ không còn nợ bất cứ khoản vay nào trước khi mang hồ sơ đi vay tiền tiếp, điều này đảm bảo cho việc người đi vay chỉ chuyên tâm chi trả cho một khoản nợ duy nhất, lúc này khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo hơn so với việc chi trả cho nhiều khoản nợ cùng một lúc;
(v) Và cuối cùng là nếu cảm thấy bản thân không có khả năng chi trả cho các khoản nợ thì tốt nhất là không đi vay, thứ nhất là ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng, thứ hai là lãi suất và thứ ba là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm