Phân biệt áp dụng pháp luật khi xét xử với thi hành pháp luật chung

Bởi Trần Thu Thủy - 15/12/2019
view 540
comment-forum-solid 0
Việc áp dụng pháp luật khi xét xử là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền khi tổ chức thực hiện hoạt động xét xử. Việc thi hành pháp luật chung chủ yếu là việc chấp hành, tuân theo quy định của pháp luật đang có hiệu lực hiện hành.

Pháp luật chưa có hiệu lực đã phải áp dụng là pháp luật nào?

Đó thường là các quy định của pháp luật hình sự. Một nội dung quan trọng của chính sách hình sự phù hợp với chính sách nhân đạo, tiến bộ là không áp dụng quy định mới nặng hơn với những hành vi đã xảy ra trước đó và áp dụng sớm những quy định có lợi cho bị can, bị cáo. Những quy định có lợi cho bị can, bị cáo thường được áp dụng ngay từ khi công bố chứ không phải chờ đến khi luật mới có hiệu lực. Chính vì vậy, trong việc áp dụng pháp luật hình sự thì thời điểm “công bố luật” cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Ví dụ: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người tham gia đánh bạc với mức tiền từ 2 triệu đồng trở lên là phải chịu trách nhiệm hình sự (phạm tội đánh bạc). Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì người tham gia đánh bạc với mức tiền 5 triệu đồng trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Bộ luật hình sự năm 2015 được công bố ngày 19/12/2015 và ngày có hiệu lực là ngày 01/01/2018. Kể từ ngày bộ luật hình sự mới được công bố, 2 năm tiếp theo tuy chưa có hiệu lực nhưng quy định mới về mức tiền 5 triệu đồng là quy định có lợi cho những người có hành vi đánh bạc nên nếu họ đã tham gia với mức tiền 2 triệu đồng trở lên nhưng chưa tới 5 triệu đồng thì họ không bị kết tội đánh bạc. Quy định này được áp dụng cho cả những người đã tham gia đánh bạc trước ngày công bố luật mới mà sau ngày công bố luật mới mới bị phát hiện hoặc bị xem xét xử lý.

Pháp luật đã hết hiệu lực vẫn phải áp dụng là pháp luật nào?

Pháp luật dân sự là loại điển hình thuộc diện pháp luật đã hết hiệu lực vẫn phải áp dụng. Khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực”. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án phải xác định ai đã xử sự hợp pháp, ai vi phạm pháp luật, một chủ thể phải chịu hậu quả thế nào về xử sự của họ. Đế xác định những vấn đề này phải căn cứ vào pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi. Những hành vi xảy ra đã lâu, nay mới có tranh chấp, cần xem xét tính hợp pháp thì phải áp dụng pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi mặc dù pháp luật này đã không còn hiệu lực ở thời điểm xem xét.

Ví dụ: Một người lập di chúc vào năm 1995, đã chết năm 2000, nay các thừa kế mới tranh chấp thừa kế tài sản. Để xác định di chúc có hợp pháp không phải căn cứ vào pháp luật thừa kế ở thời điểm lập di chúc (1995) là pháp lệnh thừa kế chứ không thể áp dụng pháp luật thừa kế ở thời điểm tranh chấp (2019) là Bộ luật dân sự năm 2015; mặc dù pháp lệnh thừa kế đã hết hiệu lực từ khi có Bộ luật dân sự năm 1995 thay thế (01/7/1996).

Pháp luật hình sự cũng có trường hợp phải áp dụng pháp luật cũ đã hết hiệu lực. Đó là trường hợp pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý mới hoặc trách nhiệm nặng hơn thì chỉ được áp dụng pháp luật cũ. Ví dụ: Một người có hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào năm 1990 và trốn tránh đến năm 2010 mới bị phát hiện và đưa ra xét xử thì chỉ được áp dụng pháp luật ở thời điểm phạm tội (có mức hình phạt tối đa là 12 năm tù theo điều 158 Bộ luật hình sự năm 1985) chứ không thể áp dụng pháp luật ở thời điểm xét xử với quy định nặng hơn (điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định xử phạt đến tù chung thân).

Khi xét xử các vụ án hành chính, tòa án cũng thường xuyên phải áp dụng pháp luật cũ. Đó là những văn bản pháp quy về quản lý hành chính ở thời điểm ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính, mặc dù ở thời điểm xét xử thì những văn bản pháp quy này đã hết hiệu lực.

Ví dụ thực tế

Với người đi mua nhà ở thì phải ký kết hợp đồng theo đúng quy định của Luật nhà ở 2013, người làm nhiệm vụ đăng ký kết hôn cho người xin đăng ký kết hôn thì phải kiểm tra các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, đây là những hoạt động thực tế thể hiện việc thi hành pháp luật chung.

Đối với người áp dụng pháp luật để xét xử thì có khác. Đối với những quy định pháp luật hình thức, tức là pháp luật tố tụng thì cũng là áp dụng pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi tố tụng. Ví dụ: Cũng là vụ án dân sự ấy, xử sơ thẩm trước ngày 01/7/2016 (ngày có hiệu lực của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) thì thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, xử phúc thẩm sau ngày 01/7/2016 thì thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng năm 2015. Còn đối với pháp luật nội dung, trong nhiều trường hợp, pháp luật chưa có hiệu lực đã phải áp dụng và pháp luật đã hết hiệu lực vẫn phải áp dụng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.87987 sec| 1002.875 kb