Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, có rất nhiều biện pháp phòng chống dịch như thực hiện 5k, giãn cách xã hội, cách ly y tế. Vậy người dân có phải trả chi phí tiêm vaccine Covid-19 không?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chính phủ cũng đã quy định rõ các đối tượng, địa bàn được ưu tiên tiêm vaccin phòng Covid-19 đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine, bao gồm:
(i) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch;
(ii) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
(iii) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...;
(iv) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
(v) Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;
(vi) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
(vii) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
(viii) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
(ix) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Theo Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, kinh phí tiêm vaccine được lấy từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine xin tự nguyện chi trả.
Vaccine phòng Covid-19 thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch được ngân sách nhà nước đảm bảo nên người dân không phải trả chi phí.
Hiện nay, pháp luật chưa cho phép người dân được tự bỏ tiền mua vaccine phòng Covid-19 và tự sử dụng. Vaccine này cũng không thuộc loại tiêm dịch vụ theo nhu cầu chủ động, do đó các cơ sở tiêm chủng không được thu phí. Người dân cần cảnh giác khi một số cá nhân, tổ chức mời gọi, nhắn tin hoặc gửi email hứa hẹn sẽ được tiêm vaccine theo diện trả phí.
Ai làm việc này là trái với quy định của pháp luật, có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 3 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền tối đa 40 triệu đồng đối với cá nhân, 80 triệu đồng đối với tổ chức.
Việc quản lý và thực hiện tiêm chủng vaccine đã được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP, đồng thời Bộ Y tế cũng đã có những hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 34/2018/TT-BYT và các Quyết định 3355/QĐ-BYT. Theo đó, việc cung ứng, tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine, các điều kiện về cơ sở tiêm chủng cố định, cơ sở tiêm chủng lưu động, việc quản lý đối tượng tiêm chủng, quy trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình do Bộ Y tế quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm tại:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm