Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Bởi Trần Thu Thủy - 10/01/2020
view 1353
comment-forum-solid 0

Việc đòi nợ thuê khá phổ biến ở Việt Nam, khi bị nhóm người đòi nợ thuê tìm kiếm, đe dọa, người đi vay cần có những kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân, bảo vệ tài sản.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về hợp đồng vay

Việc vay tài sản được quy định chi tiết tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".

Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: "1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (không trả tiền), bên cho vay có quyền khởi kiện vụ kiện dân sự ra Tòa án cấp có thẩm quyền, trường hợp nếu có hành vi lừa đảo, có hành vi bỏ trốn thì có thể làm đơn tố giác đến cơ quan cảnh sát điều tra.

Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định: "1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: (a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Quy định pháp luật về dịch vụ đòi nợ thuê

Ủy quyền đòi nợ hay còn gọi là đòi nợ thuê, việc ủy quyên đòi nợ cơ bản được tiến hành giống mọi hoạt động ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015: "Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định". Dưới góc độ pháp luật, (dịch vụ) đòi nợ thuê là một dịch vụ theo đó cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật.

Pháp luật hiện hành quy định hoạt động đòi nợ thuê là dịch vụ hợp pháp, dưới hình thức là dịch vụ đòi nợ và đòi nợ thuê là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể hơn, hoạt động đòi nợ thuê chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật: Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Thứ nhất, cần xác định người đến đòi nợ có thẩm quyền hay không bằng cách bên vay có quyền yêu cầu xuất trình hợp đồng ủy quyền và đọc kỹ nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đến đòi nợ không xuất trình được hợp đồng ủy quyền hợp lệ, bên vay có quyền từ chối làm việc, tránh trả nhầm tiền cho người khác, bởi không có đầy đủ căn cứ chứng minh nhóm người này nhân danh bên vay để thực hiện việc đòi nợ.

Thứ hai, nếu nhóm người có hành vi gây rối trật tự hay cố ý gây thương tích, đe dọa,... cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn cần thiết. Trong thời gian cơ quan chức năng chưa đến làm việc, bên vay cần ghi nhớ nhận dạng của người đến đòi tiền (để trình báo khi cần thiết), có thể ghi âm, ghi hình (nếu hành động này an toàn). Đây sẽ là những bằng chứng về vi phạm của người đòi nợ.

Thứ ba, một số lưu ý khác, cụ thể: bên vay không nên cho người đòi nợ vào nhà bởi khi đó họ có thể dễ dàng thực hiện các hành vi cố ý gây thương tích hoặc đe dọa hoặc bị ép viết thêm giấy nhận nợ khi không có người làm chứng, không có camera ghi hình. Bạn có thể (không khuyến khích) cho người bên cho vay vào nhà hoặc người đòi nợ có giấy ủy quyền hợp pháp; và cần nhớ mời tổ trưởng tổ dân phố hoặc hàng xóm chứng kiến. Nếu nhóm đòi nợ đông người, bên vay không nên cho vào nhà. Khi làm việc với họ, cần chú ý quan sát các hành vi bất thường như tay thường xuyên đút túi quần, hay sờ vào túi xách, mắt nhìn láo liên... để đề phòng có hành vi manh động.

Lưu ý: Nếu bên cho vay đến gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục, hủy hoại tài sản hoặc lấy tài sản mang đi, bên vay có quyền làm đơn trình báo tới cơ quan công an để xem xét trách nhiệm hình sựvề các tội danh tương ứng: Gây rối trật tự công cộng, Cố ý gây thương tích, Làm nhục người khác, Hủy hoại tài sản hoặc Cưỡng đoạt tài sản...

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.42169 sec| 1022.711 kb