Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021

view 459
comment-forum-solid 0
Quy hoạch là một công việc quan trọng, mang tính chiến lược góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước. Vậy quy hoạch là gì? Sau đây là bài viết tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021.

Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021.  

1- Quy hoạch là gì?

"Nhà nước lại có quy hoạch mới", "khu đất nằm trong vùng quy hoạch",... Chúng ta đã không còn quá xa lạ với hai từ quy hoạch khi chúng thường xuyên được nhắc đến trên báo đài, TV,... Vậy quy hoạch là gì?

Theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017, khái niệm quy hoạch được hiểu là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên một đơn vị lãnh thổ xác định nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, việc quy hoạch cũng được phân chia thành nhiều loại. Như dựa vào đối tượng quy hoạch, việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch không gian biển, quy hoạch ngành, quy hoạch đất,... Dựa vào phạm vi, việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị,...

2- Quy hoạch đất, quy hoạch sử dụng đất là gì?

Quy hoạch đất là tổng hợp những chính sách về việc sắp xếp, phân bổ các loại đất gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm mang lại hiệu quả từ việc khai thác tài nguyên đất và đảm bảo sự phát triển cho từng thời kỳ.

Quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học và khả năng thực tế để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện  về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.

Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn với kế hoạch sử dụng đất. Bởi kế hoạch sử dụng đất chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch đất. Trong một số trường hợp, quy hoạch sử dụng đất đã bao hàm cả kế hoạch sử dụng đất.

Xem thêm: Quy hoạch xây dựng

3- Các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất?

Là một công việc đóng vai trò chiến lược cho sự phát triển của quốc gia, việc lập quy hoạch sử dụng đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định dựa trên tiềm lực của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng nhằm đưa ra những chính sách phù hợp, khai thác tốt các điều kiện của mỗi vùng.

Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch đất vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Điều 35 Luật Đất đai 2013. Theo đó, việc lập lập quy hoạch đất trên phải tuân thủ tám nguyên tắc sau:

(i) Phù hợp với chiến lược quy hoạch đất tổng thể, kế hoạch phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;

(ii) Phải được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch đất của cấp trên. Với quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. 

(iii) Quy hoạch sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch đất, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

(iv) Đảm bảo việc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả;

(v) Góp phần khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường;

(vi) Góp phần bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của quốc gia;

(vii) Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai;

(viii) Việc lập quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích an ninh, quốc phòng, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest 

4- Các phương pháp quy hoạch sử dụng đất

Để có thể lập quy hoạch sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở các phương pháp nhất định. Trong đó, có thể kể đến một số phương pháp như: điều tra nhanh, phương pháp dự báo và phương pháp định mức.

[a] Phương pháp điều tra nhanh

Thông qua phương pháp này, có thể đánh giá một cách nhanh chóng sự quan tâm, hiểu biết và tham gia của cộng đồng về quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nắm bắt được các quy luật, xu thế cũng như các số bình cầu.

[b] Phương pháp định mức

Việc thực hiện phương pháp này chủ yếu được tiến hành theo từng nhóm ngành, khu dân cư và từng nhóm hệ thống khác nhau.

[c] Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo yêu cầu khi tiến hành cần dự báo về các yếu tố khác nhau như: về dân số, nhu cầu sử dụng đất đai.

Với việc dự báo nhu cầu sử dụng đất, cần triển khai dự báo về một số loại đất chủ yếu như: đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đồng cỏ chăn thả, nuôi trồng thủy sản, đất phi nông nghiệp, đất phát triển giao thông, đất phát triển đô thị,....

5- Các bước quy hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch sử dụng đất không chỉ dựa trên các nguyên tắc, phương pháp được xác định trên, mà nó còn cần được tiến hành theo trình tự nhất định. Theo đó, các bước lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu, tìm kiếm tư liệu liên quan 

Đầu tiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành xác định được điều kiện, hoàn cảnh hiện tại để nắm bắt được nhu cầu, mục đich sử dụng đất ở địa phương. Từ đó, trên cơ sở nhu cầu và mục đích sử dụng đất của nhà nước, của các cấp chính quyền và của người dân, cơ quan có thẩm quyền quyết định về các vùng đất, diện tích đất nằm trong khu quy hoạch đất. Cùng với đó là việc tìm kiếm, sắp xếp các tư liệu liên quan thuộc quy hoạch đất.

Bước 2: Tổ chức công việc

Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021.  

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest 

Ở bước này, cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra các quyết định về những vấn đề cần thực hiện. Ngoài ra, phải lựa chọn những chuyên gia, người nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, các thành viên trên cùng tiến hành thảo luận, bàn bạc về việc lập quy hoạch sử dụng đất đai sao cho hợp lý nhất.

Bước 3: Phân tích vấn đề

Khi đã tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng đất thực tế ở địa phương, cơ quan nhà nước cũng cần có sự trao đổi với chủ sở hữu đất để xác định được quan điểm về vấn đề thu hồi đất của nhà nước và mong muốn của chủ sở hữu. Trên cơ sở đó cần có sự phân tích, đánh giá nhằm đưa ra hướng đi phù hợp, để việc lập quy hoạch tránh mắc phải những sai lầm khó khắc phục.

Bước 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi

mẫu di chúc thừa kế mới nhất 

Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xác định và đề xuất các ý kiến liên quan đến việc sử dụng đất quy hoạch. Các ý kiến này phải phù hợp với mục tiêu đề ra của phương án quy hoạch đưa ra ban đầu.

Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu sử dụng đất, cần đối chiếu các nhu cầu trên với đặc tính của đất để xác định khả năng thích nghi của đất trong điều kiện tự nhiên. Cùng với đó là việc phân tích, đánh giá về tính phù hợp của khu đất trên với điều kiện phát triển theo kế hoạch.

Bước 6: Đánh giá

Sau khi đã lựa chọn ra những mảnh đất tiêu chuẩn qua các bước trên, cơ quan có thẩm quyền cần phải tiến hành phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường liên quan đến đất. Từ đó, đưa ra những lợi ích và hạn chế của những lựa chọn này.

Bước 7: Sàng lọc lựa chọn

lấn chiếm đất 

Việc sàng lạc cần đảm bảo sao cho phù hợp nhất với cộng đồng, xã hội cũng như sự phát triển kinh tế chung của quốc gia.

Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất

Tiếp theo là việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai thích hợp trên khu đất nằm trong diện quy hoạch. Cùng với đó là có những hướng dẫn cụ thể về chính sách, tài chính và những cơ sở pháp luật có liên quan cho chính quyền, các ban ngành, người sử dụng đất nằm trong diện quy hoạch để người dân và các ban ngành khác có liên quan được tiếp cận, nắm bắt.

Bước 9 : Thực hiện quy hoạch 

Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lộ trình đã được đề ra. Ngoài ra, việc thực hiện trên có thể được tiến hành theo từng chuyên đề cụ thể, có thể liên kết với các ban, ngành có liên quan để thực hiện quy hoạch đất sao cho hiệu quả nhất.

Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch

Thủ tục thừa kế 

Các cơ quan nhà nước cần có sự theo dõi, nắm bắt kịp thời về tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo mục tiêu đã đề ra. Nếu nhận thấy vấn đề chưa hợp lý, bất cập thì cần phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp nhất.

6- Một số câu hỏi về quy hoạch đất

[a] Quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức lại không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị. Cùng với đó là việc xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng - kỹ thuật và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân ở các đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Trong các bối cảnh, thời kỳ khác nhau, việc quy hoạch đô thị thường không có mục đích, nội dung hay phương pháp thực hiện giống nhau. Bởi đô thị là nơi thường có các vấn đề khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển, hơn nữa là việc lập quy hoạch như thế nào, được tiến hành ra sao còn phụ thuộc vào năng lực nhìn nhận của các nhà lãnh đạo qua mỗi thời kì.

[b] Quy hoạch đất thương mại dịch vụ là gì?

Đất thương mại dịch vụ là đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ hoặc dùng để xây dựng các công trình khác phục vụ cho các hoạt động trên.

Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021.  

Theo đó, quy hoạch đất thương mại dịch vụ là việc tổ chức, phân bổ lại các khu đất, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia.

[c] Quy hoạch đất ở biệt thự vườn là gì?

Biệt thự vườn là một loại công trình biệt thự được xây dựng trên một khu đất với diện tích tương đối lớn với không gian xung quanh là sân vườn cây cảnh. Biệt thự vườn có sân rộng lớn có mật độ xây dựng thấp ở vùng quê yên tĩnh và nó thường mang tính chất nghỉ dưỡng nhiều hơn. Đây là một trong những không gian sống được nhiều người hướng đến.

Quy hoạch đất ở biệt thự vườn là việc phân bổ, khoanh vùng đất đai theo một không gian địa lý nhằm sử dụng cho việc xây dựng các biệt thự vườn.

[d] Quy hoạch đất hỗn hợp là gì?

Hiểu đơn giản nhất, đất hỗn hợp là một loại đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích chung nhất là nhằm phục vụ cho đời sống và nhu cầu của con người. Đất hỗn hợp thường được phân thành nhiều loại, trong số đó có đất dùng trong việc sinh hoạt kết hợp với sản xuất, đất xây dựng đồng thời là đất kinh doanh dịch vụ,…

Quy hoạch đất hỗn hợp là công tác phân bổ, xác định từng vùng đất theo quy mô sử dụng dựa trên cơ sở nhu cầu và mục đích phát triển kinh tế toàn năng của quốc gia.

Đất hỗn hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, định hướng nên các mấu chốt quy tụ dân cư, không gian đô thị, để từ đó tạo nên môi trường sinh sống và phát triển toàn diện cho người dân, mang lại giá trị và lợi thế cho quốc gia, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi phát triển kinh tế của mỗi vùng.

[e] Quy hoạch khu công nghiệp là gì?

Chúng ta vẫn thường nghe nói nhiều đến cụm từ khu công nghiệp, đó là các khu công nghiệp Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn - Nhơn Hội, Phú Nghĩa, ... Vậy khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp thường là những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sốngmà ở đó là sự tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Quy hoạch khu công nghiệp là việc phân bố, phát triển mạng lưới các cụm công nghiệp hợp lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của địa phương trong từng thời kỳ.

[f] Quy hoạch đất nông nghiệp là gì?

Luật Đất đai 2013 không có quy định cụ thể đất nông nghiệp là gì, nhưng sự phân loại đất tại Điều 10 lại cho chúng ta biết được nội hàm của loại đất trên. Theo đó, đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, ...

Theo đó, quy hoạch đất nông nghiệp là việc khoanh vùng và phân bổ đất dùng để sản xuất, canh tác nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường… trong một khoảng thời gian xác định.

Quy hoạch sử dụng đất trên thường không có sự ổn định mà luôn có sự thay đổi, điều chỉnh bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các thời kỳ khác nhau.

[g] Quy định quy hoạch đất quốc phòng là gì?

Đất quốc phòng theo khái niệm tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 35/2009/TT-BQP được quy định là đất được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai.

Theo đó, quy hoạch đất quốc phòng là việc khoanh vùng và phân bổ đất dùng để phục vụ mục đích quốc phòng trong một khoảng thời gian xác định.

Với mục đích bảo vệ quốc gia khỏi sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài, việc quy hoạch đất quốc phòng được thực hiện thông qua rất nhiều công đoạn chặt chẽ và cần có sự phê duyệt bởi nhiều cấp, ban ngành khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest 

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

[a] Bài viết Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021 được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy hoạch là gì? Tổng hợp các vấn đề về quy hoạch đất 2021 có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn. 

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.52121 sec| 1143.117 kb