Trọng tài viên là những người nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình giải quyết một vụ tranh chấp bằng Trọng tà. Họ có tác động trực tiếp đến tính công bằng và chính xác của phán quyết và quyền lợi chính đáng của các bên. Để làm được như vậy, họ được pháp luật trao cho một số quyền hạn nhất định. Đồng thời, trọng tài viên cũng cần tuân thủ những nghĩa vụ cơ bản trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trọng tài hiện nay là một phương thức giải quyết tranh chấp rất được ưa chuộng. Theo đó, các bên sẽ thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài để họ phân xử. Hiện nay, các trọng tài viên và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại.
Theo Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
"5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này."
Trọng tài viên có hai loại hình chính. Đó là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Cụ thể:
Đây là một phương thức đề cao thỏa thuận các bên. Vì vậy, cách thức này rất linh hoạt, gọn nhẹ và tiết kiêm thời gian cho các bên. Đồng thời, phương thức này có một ưu điểm khác là các bên có thể chọn phân xử không công khai. Do đó, các bên khi có tranh chấp vẫn có thể bảo vệ các bí mật kinh doanh của mình.
Xem thêm về Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài.
Trọng tài viên có một số quyền hạn theo Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Cụ thể:
Thứ nhất, chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài viên độc lập trong phân xử, giải quyết tranh chấp. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng và để đảm bảo phán quyết đưa ra là công bằng và khách quan.
Thứ ba, từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Đây là ưu điểm của phương thức trọng tài. Các bên có thể yêu cầu trọng tài viên xét xử kín, không công khai vụ kiện, ... để đảm bảo uy tín, và các thông tin quan trọng của hai bên.
Thứ tư, được hưởng thù lao. Vì trọng tài hay trung tâm trọng tài là một tổ chức tài phán phi nhà nước. Nghĩa là, các chủ thể này hoạt động không phải trên Ngân sách nhà nước nên để duy trì hoạt động, họ có quyền thu thù lao từ các bên trong tranh chấp khi họ yêu cầu xử lý vụ việc.
Đây là những quyền hạn cơ bản của một trọng tài viên theo Luật Trọng tài thương mại. Ngoài ra, mỗi Trung tâm trọng tài sẽ có những quy chế, quyền hạn riêng dành cho mỗi trọng tài viên.
Xem thêm thông tin liên quan tại: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Bên cạnh những quyền hạn, trọng tài viên phải tuân thủ một số nghĩa vụ theo luật định như sau:
Thứ nhất, trọng tài viên phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết; trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ bản của các trọng tài viên.
Thứ hai, bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời. Vì đây là một hoạt động phân xử tranh chấp thương mại, dân sự. Do đó, những người phân xử đưa ra phán quyết cũng cần đảm bảo vô tư, khách quan để giải quyết tranh chấp một cách công bằng nhất.
Thứ tư, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Nhìn chung, đây là những nghĩa vụ cơ bản dành cho những người đóng vai trò phân xử các tranh chấp. Cần đặc biệt bảo đảm tính vô tư, khách quan, độc lập của trọng tài trong quá trình xét xử. Ngoài ra, mỗi trọng tài viên cần nghiêm chỉnh tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án; hoặc là trọng tài vụ việc. Các quyền hạn giúp trọng tài viên giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại một cách thuận tiện hơn.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm