Hành vi chống người thi hành công vụ xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Hỏi: Gần đây mạng xã hội đăng tải hình ảnh một thanh niên cầm gậy đánh hướng về phía anh công an mặc quân phục. Sau một hồi xô xát, anh công an đã khống chế được thanh niên này. Tôi cũng không rõ đầu đuôi câu chuyện như thế nào mà anh thanh niên lại có hành vi như vậy nhưng hành vi của anh thanh niên này có phải chống người thi hành công vụ không?
Trả lời:
Chưa đề cập đến việc anh thanh niên có hành vi chống người thi hành công vụ hay không, việc anh thanh niên có hành vi cầm gậy đánh trúng người khác được xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây xâm hại cho sức khỏe của người khác. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hành vi chống người thi hành công vụ được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Về hình phạt:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
đ) Tái phạm nguy hiểm”.
Mặt khách quan, anh thanh niên có hành vi dùng vũ lực (sử dụng gậy để đánh về hướng người mặc quân phục) nhằm cản trở người mặc quân phục thực hiện một công việc nào đó.
Mặt khách thể, đối tượng tác động của tội này là người đang thi hành công vụ. Trường hợp người mặc quân phục đang không thi hành công vụ thì hành vi của anh thanh niên sẽ được xác định là cố ý gây thương tích, xâm hại đến sức khỏe của người khác.
Do đó, để xác định anh thanh niên có hành vi chống người thi hành công vụ hay không, thì phải xem xét việc người mặc quân phục có đang thi hành công vụ hay không. Ví dụ như: có quyết định phân công công việc, quyết định giao việc, ủy quyền,… có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự việc.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm