Hành vi vu khống hiện nay đang xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội. Những thông tin không đúng sự thật về một người bị lan truyền trên mạng đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Vậy tội vu khống và làm nhục người khác phải chịu trách nhiệm gì? Bài viết sẽ chia sẻ những quy định về tội vu khống theo pháp luật hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Vu khống là một hành vi gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của con người. Vì vậy, Bô luật Hình sự quy định tội phạm này để ngăn chặn những hành vi vu khống, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.
Theo đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định hành vi vu khống là hành vi tạo ra thông tin sai sự thật và loan truyền thông tin sai sự thật do người khác tạo ra.
Tội vu khống được quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, những người thực hiện các hành vi sau:
(i) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
(ii) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Người nào thực hiện hành vi có những dấu hiệu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Hoặc có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Hành vi trên có cấu thành tội phạm như sau:
Mặt khách quan:
Mặt chủ quan: Hành vi trên thực hiện với lỗi cố ý. Và yếu tố mục đích là nhằm xúc phạm danh dự người khác là dấu hiệu xác định cấu thành tội vu khống này.
Chủ thể:
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội vu khống, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về lỗi cố ý và vô ý, hãy xem thêm tại lỗi cố ý phạm tội
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Cụ thể đối tượng của tội vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khỏe…nhưng chủ yếu thiệt hại về tinh thần (danh dự).
Trường hợp đủ cấu thành tội phạm, người phạm tội vu khống sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Việc bịa đặt thông tin sai lệch về người khác, nhằm mục đích xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể chịu phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người thực hiện hành vi vu khống cho người khác bằng các thông tin sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể;
Ngoài ra, Luật còn quy định các hình phạt tăng nặng trong các trường hợp sau:
Khi đó, người phạm tội nếu thuộc các trường hợp trên sẽ bị phạt tù từ 03 đến 07 năm.
Bên cạnh đó, tội vu khống còn có hình phạt bổ sung như sau:
Căn cứ vào câu trả lời cho câu hỏi trên, hành vi vu khống sẽ bị xử phạt tài chính, và có thể bị phạt tù.
Cụ thể, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 155 quy định:
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm."
Khi hành vi vu khống của người phạm tội có dấu hiệu của việc xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩn của người khác, thì sẽ định tội theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong khi đó, nếu hành vi chưa xác định rõ việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác; hoặc việc vu khống trên chưa đủ rõ ràng trong làm nhục người khác, thì sẽ định tội theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mời bạn tham khảo thêm về hậu quả pháp lý phải gánh chịu đối với tội làm nhục người khác
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm