Nội dung bài viết [Ẩn]
Chống người thi hành công vụ được xem là hành vi xuống cấp về đạo đức thường hay diễn ra trong đời sống hàng ngày hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hành vi chống người thi hành công vụ được xem là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực không chấp hành theo hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành hoặc có các hành vi khác gây cản trở đến người thi hành đang thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc có hành vi ép buộc người thi hành công vụ không được thực hiện nhiệm vụ được giao dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP về giải thích từ ngữ.
Chống người thi hành công vụ là hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
(i) Trường hợp có các hành vi sử dụng vũ lực nhằm chống đối người thi hành công vụ. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội đã sử dụng sức mạnh có hoặc không kèm theo hung khí để tác động lên thân thể của người đang thi công vụ. Tuy nhiên hành vi sử dụng vũ lực nếu để lại thương tích thì tỷ lệ thương tật phải chưa đạt đến mức bị tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
(ii) Có các hành vi đe dọa sử dụng đến vũ lực đối với người đang thi hành công vụ được giao. Hành vi này sẽ được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ của người phạm tội sẽ sử dụng vũ lực nhằm uy hiếp tinh thần của người thi hành nhiệm vụ.
(iii) Hành vi sử dụng các thủ đoạn khác nhằm mục đích đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ.
Các hành vi được nêu trên xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cán bộ, công chức và những người được giao nhiệm vụ, công vụ.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi mang tính chất cố ý ( Mời bạn xem thêm về lỗi cố ý phạm tội)
Bất kỳ người nào đáp ứng được đủ khả năng lực trách nhiệm hình sự.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về năng lực trách nhiệm hình sự, hãy tham khảo: Người có năng lực trách nhiệm hình sự
Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
(i) Xử phạt hành chính với số tiền từ 500.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi môi giới, tiếp tay hay chỉ dẫn cho các cá nhân ,tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người đang thi hành công vụ.
(ii) Xử phạt với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định sau đây:
Hành vi cản trở hoặc không chấp hành tuân thủ theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người đang thi hành công vụ được giao;
Trường hợp có các lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người thi hành công vụ;
Có các hành vi nhằm xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành theo yêu cầu của phía thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
(iii) Các trường hợp có các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
Sử dụng vũ lực có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chống đối người thi hành công vụ;
Trường hợp gây thiệt hại về mặt tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người đang thi hành công vụ được giao;
Để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính nên đã đưa tiền, tài sản hoặc các lợi ích khác về mặt vật chất cho người thi hành công vụ.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tiến hành tịch thu số tiền, tài sản hoặc các lợi ích về mặt vật chất khác đối với các hành vi được quy định cụ thể tại điểm c Khoản 3 Điều này.
Quy định về xử lý hình sự
Tội chống người thi hành công vụ được quy định chi tiết tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Người có hành vi sử dụng đến vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác gây cản trở đến người thi hành công vụ đang thực hiện nhiệm vụ được giao của họ hoặc ép buộc họ thực hiện các hành vi trái vưới pháp luật quy định, thì sẽ bị tiến hành phạt cải tạo không giam giữu trong thời gian lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng cho đến 03 năm;
Bị phạt tù với thời hạn từ 02 năm lên đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định sau:
(i) Hành vi phạm tội có tổ chức;
(ii) Đối tượng phạm tội từ 02 lần trở lên;
(iii) Có các hành vi xúi giục, lôi kéo hay kích động người khác tham gia vào hành vi phạm tội;
(iv) Trường hợp gây thiệt hại về mặt tài sản với số tiền từ 50.000.000 đồng trở lên;
(v) Có hành vi tái phạm gây nguy hiểm (Có thể bạn quan tâm: Tái phạm và tái phạm nguy hiểm)
Pháp luật không ban hành quy định cụ thể về tội cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về hành vi chống người thi hạn công vụ và pháp luật hình sự cũng đã quy định về tội cố ý gây thương tích.
Theo đó, ta có thể hiểu rằng hành vi cố ý gây thương tích cho người có trách nhiệm trong thi hành công vụ khiến cho người đó không thể thực hiện hoặc khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm cản trở công việc của họ.
Căn cứ theo quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hình phạt đối với tội chống đối người thi hành công vụ mà gây thương tích như sau:
(i) Mức hình phạt về tội cố ý gây thương tích sẽ được xác định căn cứ theo mức độ tính chất nguy hiểm và tỷ lệ thương tổn của nạn nhân với khung hình phạt có thể từ 06 tháng lên đến 20 năm tù giam hoặc cao nhất có thể là tù chung thân trong trường hợp mức độ thương tật từ 11% trở lên.
(ii) Người phạm tội cố ý chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt 03 năm cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù với thời hạn từ 06 tháng lên đến 07 năm.
Xem thêm về: Lạm quyền khi thi hành công vụ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm