Tội khủng bố - những quy định cần biết

Bởi Trần Thu Thủy - 24/09/2021
view 271
comment-forum-solid 0

Tội xâm phạm an ninh là một trong các tội phạm có mức phạt cao và không được hưởng nhiều chế độ khác như không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay có thể phải tử hình,... Pháp luật quy định các hành vi như thế nào thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia? Các hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị xử lý ra sao?

Tội khủng bố - những quy định cần biết Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về các tội xâm phạm an ninh quốc gia? 

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành Chương XIII để quy định các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm 14 điều. Nhóm tội này được quy định lần lượt từ Điều 108 đến Điều 121:

  • Tội phản bội Tổ quốc
  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
  • Tội gián điệp 
  • Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ 
  • Tội bạo loạn 
  • Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
  • Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
  • Tội phá hoại chính sách đoàn kết
  • Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Tội phá rối an ninh
  • Tội chống phá cơ sở giam giữ
  • Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
  • Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

Tương ứng với từng tội phạm, từng vị trí đồng phạm sẽ có các hình phạt khác nhau. Ngoài ra, nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung như bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội xâm phạm an ninh quốc gia là một trong các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhóm tội này ảnh hưởng đến đời sống an ninh chính trị và xã hội và càng về lâu về dài, ảnh hưởng sẽ càng lớn. Do vậy, tội xâm phạm an ninh quốc gia luôn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Tương tự như trên, khi đã có phán quyết có hiệu lực của Tòa án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bản án sẽ buộc thi hành đầy đủ và không có thời hạn thi hành bản án theo Điều 61 Bộ luật Hình sự hiện hành

Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, sẽ không được tha tù trước thời hạn theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự hiện hành và không được gửi đơn đề nghị yêu cầu đặc xá đối với hầu hết các tội thuộc nhóm xâm phạm an ninh quốc gia theo khoản 1 Điều 12 Luật Đặc xá năm 2018.

Khủng bố là gì?

Hành vi được kết luận là tội khủng bố khi hành vi này nhằm chống chính quyền được biểu hiện bằng việc xâm phạm tính mạng, tinh thần của người khác hoặc phá hủy tài sản, xâm hại hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tội khủng bố được quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự hiện hành - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và Điều 299 Bộ luật Hình sự hiện hành - Tội khủng bố thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Tùy từng mức độ của hành vi mà mức phạt đối với tội khủng bố sẽ khác nhau, với mức cao nhất là tử hình. 

Vì tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia nên cũng sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay thời hạn thi hành bản án. Tuy nhiên đối với tội khủng bố thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Bộ luật Hình sự lại không quy định về điều này. 

Thực trạng khủng bố trên thế giới và khủng bố tại Việt Nam

Nói đến tình trạng khủng bố, ở Việt Nam có rất ít trường hợp xảy ra, có thể gần như là không có. Điều này đạt được một phần là do lực lượng Công an Việt Nam đã sớm phát hiện, bắt giữ, đấu tranh ngăn chặn. 

Tuy vậy vẫn còn các tổ chức khủng bố quốc tế, các tổ chức phản động người Việt lưu vong, các phần tử theo chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan đang đẩy mạnh thực hiện các âm mưu, hoạt động khủng bố trong khu vực và ở Việt Nam. 

Các trường hợp khủng bố thường xảy ra nhiều hơn ở các nước phương tây. Như gần đây, vào ngày 02/11/2020, tại thủ đô Vienna- Áo đã xảy ra vụ xả súng do phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng- IS thực hiện, khiến 04 người thiệt mạng và 22 người bị thương. 

Nhiều cuộc khủng bố khác cũng được thực hiện đã gây thiệt hại lớn về người và của.

Quy định về tội khủng bố trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Tội khủng bố là một trong các tội các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định tại Chương XXI. Hành vi phạm khủng bố thường nhằm mục tiêu gây mất an ninh trật tự xã hội. Tội này khác với tội lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự hiện hành, với mục tiêu lật đổ chính quyền đương thời.  

Theo khoản 1 Điều 299 Bộ luật Hình sự hiện hành, tội khủng bố nhằm xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu đe dọa thực hiện một trong các hành vi này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Tuy nhiên đối với các hành vi đồng phạm của tội khủng bố thì sẽ chịu mức phạt thấp hơn là 10 năm đến 15 năm tù, gồm:

  • Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
  • Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
  • Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối với người đang ở giai đoạn chuẩn bị cho các tội khủng bố thì sẽ chịu 01 năm đến 05 năm tù. 

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự hiện hành cũng quy định tương tự.

Bạn có thể tìm đọc các bài viết về lĩnh vực hình sự khác tại pháp luật xã hội

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22008 sec| 1042.094 kb