Không như đa số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự, tội lật đổ chính quyền nhân dân nhằm mục tiêu xâm phạm an ninh quốc gia. Vậy tội này được quy định như thế nào và sẽ được xử lý ra sao khi một người có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội của Việt Nam.
Nhóm các hành vi được xếp vào tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Chương XIII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 14 tội phạm được quy định từ Điều 108 đến Điều 121.
Khi thực hiện một trong các tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án theo khoản 1 Điều 28 và Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều này nhằm đảm bảo an ninh quốc gia luôn được kiểm soát, ổn định, không có hành vi gây rối an ninh nào bị bỏ sót.
Lật đổ là hành vi bạo loạn, gây rối, phá hoại một trật tự thành lập, tính chất chính trị, xã hội hay đạo đức nhằm mục tiêu xóa bỏ trật tự đang tồn tại và thay thế bằng một hình thức khác.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là tội phạm gây rối, phá hoại sự hoạt động ổn định của các cơ quan nhà nước, trật tự an ninh chính trị nhằm xóa bỏ chính quyền nhân dân hiện tại.
Một hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội lật đổ chính quyền nhân dân sau, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Yếu tố chủ thể: Chủ thể bị kết án về tội lật đổ chính quyền nhân dân phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có thể nhận thức, điều khiển hành vi của mình trong thời điểm thực hiện tội phạm. Khi đó chủ thể đã có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Yếu tố khách thể: Tội lật đổ chính quyền nhân dân xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của chính quyền nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của nhà nước Việt Nam.
Yếu tố về mặt chủ quan: Một người hoặc nhóm người nhận thức được hậu quả của hành vi lật đổ chính quyền nhân dân và mong muốn hậu quả đó xảy ra nhằm chống phá chế độ, phá hoại sự hoạt động ổn định của nhà nước và chính quyền nhân dân.
Về mặt khách quan: Có thể bằng các hoạt động vũ trang, dùng bạo lực hoặc xúi giục người khác hoặc bằng nhiều hình thức khác, tội lật đổ chính quyền nhân dân gây ảnh hưởng đến đến sự hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ảnh hưởng lớn đến an ninh xã hội, chính trị. Do vậy việc phát hiện, việc loại trừ hành vi này luôn được Nhà nước quan tâm và theo dõi sát sao.
Khi bị kết án là tội lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, một người hoặc nhóm người phải chịu hình phạt tương ứng với vai trò của hình khi thực hiện tội phạm như sau:
Tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật hình sự tại Pháp trị.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm