Tổng hợp một số tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

view 474
comment-forum-solid 0

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hệ thống những loại tội phạm nguy hiểm nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những quy định về tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Tổng hợp một số tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Luật An ninh Quốc gia năm 2004 đã giải thích các hoạt động xâm phạm an ninh tại Điều 3, theo đó đây là những hành vi đã xâm phạm đến chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, chế độ kinh tế, nền quốc phòng, đối ngoại, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Tội xâm phạm an ninh quốc gia được hiểu là những cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hoặc họ đã có những hành vi xâm phạm Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Tội phản bội tổ quốc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Tội phản bội tổ quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,  điều luật gồm 3 khoản. Khoản 1 Điều 108 là cấu thành tội phạm cơ bản, quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản. Khoản 2 Điều 108 là cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Khoản 3 Điều 108 quy định hình phạt đối với những trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Tội phản bội tổ quốc đã được chúng tôi phân tích cụ thể.

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Tội này được quy định cụ thể tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Chủ thể của tội này theo quy định là chủ thể thường trừ những cá nhân thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 109 quy định những hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia vào những tổ chức có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Các dấu hiệu này được thỏa mãn không phụ thuộc vào việc tổ chức trên đã được ra đời và đi vào hoạt động hay chưa.

Các chủ thể ở đây phải là lỗi cố ý đối với hành vi của mình. Có nghĩa là khi tham gia vào họ buộc phải biết được mục đích hoạt động của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Khung hình phạt cơ bản của tội này được quy định từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với những người phạm tội không thuộc trường hợp là người tổ chức, người hoạt động đắc lực, người xúi giục và người gây hậu quả nghiêm trọng thì được áp dụng cấu thành tội phạm giảm nhẹ với khung hình phạt từ 05 năm đến 12 năm.

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội sẽ phải chịu hình phạt từ 01 năm đến 05 năm.

Tội gián điệp theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015?

Một trong những hành vi đặc biệt nguy hiểm đã xâm phạm an ninh quốc gia chính là tội gián điệp. Những người bị phạm phải tội này có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất đến tử hình. Tuy nhiên người phạm tội nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và đã tự thú, thành thật khai báo có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Tội gián điệp cũng đã được chúng tôi phân tích cụ thể.

Tội bạo loạn theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tội bạo loạn gây hại rất lớn đến an ninh quốc gia vì vậy nó cần phải được xử lý nghiêm. Xuất phát từ tính nguy hiểm của loại tội này nên Nhà nước đã quy định bạo loạn thành một loại tội trong Bộ luật Hình sự.

Tội khủng bố

Khủng bố được hiểu là những người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tỉnh thần người khác nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Tội khủng bố được quy định cụ thể tại Điều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật

Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, xâm phạm cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa (XHCN) và an ninh quốc gia.

Đối tượng hoạt động của tội này là kho tàng, xí nghiệp, máy móc, thiết bị, vật tư quốc phòng, trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, những tài sản XHCN khác như phương tiện giao thông vận tải thông tin liên lạc, đường dẫn dầu, khí đốt…

Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật thuộc lĩnh vực chính trị ( Ví dụ: trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội), an ninh (vd: phương tiện thông tin liên lạc), quốc phòng, kinh tế, khao học – kỹ thuật, văn hóa xã hội ( các công trình có giá trị văn hóa nghệ thuật).

Phá hoại được hiểu là hủy hoại hoặc làm hư hỏng các đối tượng tác động nói trên. Hủy hoại là làm cho các đối tượng tác động mất hẳn giá trị sử dụng, còn làm hư hỏng là làm mất một phần giá trị của đối tượng đó.

Hành vi phá hoại có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như đốt, gây nổ, đập phá..hoặc thủ đoạn như đổ axit vào máy, cắt đứt đường dây liên lạc…

Tội phạm coi là hoàn thành khi các đối tượng tác động của tội phạm đã bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

Mặt chủ quan: Lỗi có ý trực tiếp với mục đích chóng chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại nguời phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm các hành vi, thấy trước hậu quả gay thiệt hại cho cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng mong muốn hậu quả xảy ra nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân.

Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội này bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hay tử hình.

Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

Khách thể: tội phạm xâm phạm đến việc thực hiện đúng đắn các chính sách lớn của nhà nước về kinh tế - xã hội.

Mặt khách quan: là hành vi phá hoại việc thực hiện chính sách kế hoạch lớn của nhà nước về kinh tế xã hội như chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công…Hành vi phá hoại thể hiện như cản trở việc thực hiện chính sách, không chấp hành, thực hiện ngược lại hoặc dây dưa, trì trệ kéo dài việc thực hiện. Hành vi phạm tội có thể do một người hoặc một số người cùng thực hiện

Mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhậ thức được hành vi phá hoại việc thực hiện chính sách kế hoạch nhà nước về kinh tế xã hội là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó

Mục đích: là chống chính quyền nhân dân, gây khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý kinh tế xã hội

Chủ thể: là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định

Người phạm tội này bị phạt từ 7 đến 20 năm tù đối với trường hợp thông thường.

Tội phá rối an ninh

Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước

Mặt khách quan: Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh là hành vi của đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lí đầu tiền thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của dông người.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, tức là các cá nhân thoả mãn 02 dấu hiệu về độ tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên), và năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích mà người phạm tội nhằm hướng tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân.

Dấu hiệu tội xâm phạm an ninh quốc gia

Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các quan hệ xã hội khác.

Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…

Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: khách thể của tội phản bội Tổ quốc (điều 78 Bộ luật Hình sự) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…

Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Tính chất của những hành vi này là nguy hiểm lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động, ví dụ, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội khủng bố,…Đa số các tội phạm trong nhóm tội này có cấu thành tội phạm hình thức. Chẳng hạn, tội phản bội Tổ quốc (điều 78), tội hoạt động nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân (điều 79)…Một số tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia khác lại có cấu thành tội phạm vật chất, ví dụ, tội hoạt động phỉ (điều 83), tội khủng bố (điều 84)…

Mặt chủ quan của tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm hại đến chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc gia với những tội phạm khác có các dấu hiệu của mặt khách quan tương tự.

Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Động cơ phạm tội ở các tội này có thể khác nhau (thù hằn giai cấp, vụ lợi,…).

Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.

Biện pháp bảo đảm chống xâm phạm an ninh quốc gia

Thứ nhất, đó là việc đưa ra những biện pháp có tác dụng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo trật tự an ninh quốc gia;

Thứ hai, nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và sớm phát hiện kết hợp với xử lý, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế;

Thứ ba, nhà nước đưa ra các biện pháp, quy định để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

Thứ tư, nhà nước đã đưa ra các chính sách về pháp luật giành cho lực lượng công an nhân dân với mục đích cao cả là bảo vệ nhân dân của đất nước. Ở một đất nước mà quyền con người và quyền công dân được coi trọng và thể hiện rõ ràng ở quyền công dân cũng như các quy định trong Hiến pháp và pháp luật, vì vậy mà mọi hành động có ý đồ xâm phạm đến quyền công dân và quyền con người đều sẽ bị pháp luật Nhà nước xử phạt.

Thứ năm, nhà nước cũng đưa ra các biện pháp, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự bằng cách giáo dục cán bộ hay các sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát, công an nhằm mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tôn trọng nhà nước chính quyền pháp luật. Cùng với đó, Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp quy định chặt chẽ nhằm tác động lên ý thức của các cán bộ, sĩ quan công an nhân dân có ý thức tự giác, linh hoạt, nghiêm chỉnh để có thể đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cho tổ quốc.

Cuối cùng là ngoài những biện pháp đã được nêu ra ở trên, nhà nước ta cũng đang cố gắng tiếp tục tìm các biện pháp, chính sách để có thể linh hoạt, hài hòa hơn giúp cho việc bảo vệ an ninh quốc gia trở nên đầy đủ và hiệu quả hơn.

Bạn có thể tìm đọc các bài viết pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.31372 sec| 1106.906 kb