Tội phạm “rõ” và tội phạm “ẩn” được quy định thế nào?

Bởi Nguyễn Thị Thu Hồng - 26/02/2020
view 2662
comment-forum-solid 0
Trong thực tế, bên cạnh những tội phạm đã xảy ra được thể hiện trong thống kê tội phạm, thì còn những tội phạm đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm. Thế nào là tội phạm rõ? Thế nào là tội phạm ẩn? Mối quan hệ giữa hai tội phạm này như thế nào?

1- Khái niệm tội phạm "rõ", tội phạm "ẩn"

Tội phạm "rõ" là tội phạm đã được xử lí về hình sự, đã được đưa vào thống kê tội phạm.Tội phạm đã được xử lí về hình sự bao gồm: Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xử vì lí do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết v.v.. Tội phạm đã được xử lí về hình sự như vậy được coi là tội phạm "hiện" hay tội phạm "rõ" khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Tình hình tội phạm dựa trên thống kê này mới chỉ là tình hình tội phạm "rõ".

Bên cạnh đó còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện trong thống kê tội phạm như vậy được gọi là tội phạm "ẩn".

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Mối quan hệ giữa tội phạm "rõ" và tội phạm "ẩn"

Tội phạm "rõ" và tội phạm "ẩn" có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội phạm "rõ" và tội phạm "ẩn" là hai phần của tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.

Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn” càng nhỏ và ngược lại. Phần "rõ" là phần mà có thể được khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phần "ẩn" là phần mà không thể có được sự khẳng định chắc chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần "rõ" là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.

Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần "ẩn". Mức độ "ẩn" ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ở những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Ví dụ: Tội giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) được coi là một trong những tội có độ "ẩn" thấp; trái lại, tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS năm 2015) được coi là các tội có độ ẩn cao. Lí do của sự khác nhau về độ "ẩn" cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thể có lí do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.

Tội phạm "rõ" so với tội phạm thực tế có thể đạt các tỉ lệ khác nhau ở các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt, vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu phần còn lại của tội phạm - Phần "ẩn" hay tội phạm "ẩn".

Nghiên cứu tình hình tội phạm là nghiên cứu tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm "rõ" và tội phạm "ẩn". “Bức tranh” thực của tội phạm phải là “bức tranh” tổng hợp của cả tội phạm "rõ" và tội phạm "ẩn". Về lí thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể, chúng ta phải bắt đầu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm "rõ". Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dự liệu trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm "rõ". Nghiên cứu tội phạm "ẩn" được tiến hành sau và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi nghiên cứu tình hình tội phạm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết Tội phạm “rõ” và tội phạm “ẩn” được quy định thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết Tội phạm “rõ” và tội phạm “ẩn” được quy định thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 024 66 527 527, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.36373 sec| 1003.117 kb