Trẻ em phạm tội đến mức nào sẽ bị xử lý hình sự?

Bởi Trần Thu Hoài - 10/01/2020
view 526
comment-forum-solid 0

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, theo quy định của pháp luật hiện hành trẻ em phạm tội có thể bị xử lý hình sự tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này".

Trong đó, Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi". Như vậy nếu trẻ em dưới 14 tuổi sẽ không bị xử lý hình sự tuy nhiên nếu trẻ em thuộc vào từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây tội giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm....

Trẻ em phạm tội đến mức nào sẽ bị xử lý hình sự?

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên, người đủ 14 đến dưới 16 tuổi (trẻ em) phải chịu trách nhiệm với hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm các tội sau: Cưỡng dâm (điều 143), Mua bán người (điều 150), Mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151), Cưỡng đoạt tài sản (điều 170), Cướp giật tài sản (điều 171), Trộm cắp tài sản (điều 173), Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điều 178), Sản xuất trái phép chất ma túy (điều 248), Tàng trữ trái phép chất ma túy (điều 249), Vận chuyển trái phép chất ma túy (điều 250), Chiếm đoạt chất ma túy (điều 252), Tổ chức đua xe trái phép (điều 265), Đua xe trái phép (điều 266)... Người đủ 14 tới dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với một số tội: Giết người, Cướp tài sản, Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên bẩy năm tù đến mười lăm năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên mười lăm năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Một số tội trẻ em phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự cụ thể như:

Tội Giết người (điều 123): Người nào giết hai người trở lên, giết người dưới 16 tuổi, giết phụ nữ mà biết có thai, ông, bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng, giết người để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân, bằng cách lợi dụng nghề nghiệp... thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điều 134): Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 11-30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu thỏa mãn một trong các tình tiết tăng nặng: làm chết hai người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên..., mức án cao nhất là tù chung thân.

Tội Hiếp dâm (điều 141): Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì bị phạt tù từ hai đến 7 năm. Hình phạt cao nhất dành cho người phạm tội này là án tù chung thân nếu có một trong các tình tiết tăng nặng: gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142): Người nào thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, hình phạt thấp nhất phải nhận 7 năm tù. Khung hình phạt cao nhất dành cho loại tội phạm này là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình khi có một trong các tình tiết tăng nặng: phạm tội có tổ chức; nhiều người hiếp một người, đối với người dưới 10 tuổi, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

Tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (điều 144): Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì bị phạt tù ít nhất năm năm. Phạt tù chung thân nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: nhiều người cưỡng dâm một người; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát...

Tội Cướp tài sản (điều 168): Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù tối thiểu ba năm. Mức hình phạt cao nhất là tù chung thân áp dụng cho tội phạm có một trong các tình tiết tăng nặng: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp...

Tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169): Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ hai đến 7 năm. Nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, làm chết người, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương 61% trở lên thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, tù chung thân và tử hình không áp dụng với người dưới 18 tuổi. Bởi vậy, dù phải chịu toàn bộ trách nhiệm với 7 tội trên nhưng người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thì mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.51182 sec| 1042.664 kb