Vô ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bởi Trần Thu Hoài - 08/01/2020
view 490
comment-forum-solid 0

Vô ý gây thương tích là hành vi cẩu thả hoặc vì quá tự tin nên gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe. Vậy vô ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198

Hành vi vô ý gây thương tích là gì?

Vô ý theo từ điển tiếng Việt là không để ý, do sơ suất, còn vô ý phạm tội theo Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là: "Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó".

Cụm từ "vô ý" đã thể hiện rõ, người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước, hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Như vậy từ những khái niệm trên có thể hiểu vô ý gây thương tích là hành vi do sơ suất hoặc quá tự tin cho rằng hành vi của mình sẽ không gây ra hậu quả làm người khác bị thương hoặc tổn hại sức khỏe.

Vô ý gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: "1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm".

Ngoài ra Điều 139 Bộ luật này quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau: "1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc47 phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm48. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Như vậy, theo giải thích của từ điển nêu trên thì cụm từ "vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" được quy định trong điều luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của chủ thể do không tuân thủ theo những quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, làm cho người khác bị thương, bị tổn hại sức khỏe một cách vô ý. Hậu quả của tội phạm này: Thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên) đã xảy ra. Nội hàm của cụm từ "vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" được quy định trong nội dung điều luật đã thể hiện hậu quả thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác đã xảy ra. Do đó, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được pháp luật quy định là tội có cấu thành vật chất và tội phạm hoàn thành khi hậu quả thương tích, tổn hại sức khỏe của người khác (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên) đã xảy ra.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.54257 sec| 1027.063 kb