Vô ý gây thương tích có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Bởi Trần Thu Thủy - 28/09/2021
view 265
comment-forum-solid 0

Ngày nay, bởi diễn biến của cuộc sống ngày càng phức tạp nên số lượng tội phạm liên quan đến các tội cố ý gây thương tích hay vô ý gây thương tích ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Vậy hiểu như thế nào về tội vô ý gây thương tích cho đúng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết về hành vi này.

Vô ý gây thương tích Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hiểu như thế nào là vô ý gây thương tích?

Vô ý gây thương tích hay nói cách khác chính là hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Người vi phạm do sự cẩu thả hoặc vì quá tự tin nên gây ra hậu quả làm cho người khác bị thương tích, bị tổn hại về mặt sức khỏe.

Dấu hiệu cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bao gồm:

(i) Khách thể của tội vô ý gây thương tích là những hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ dù là hành vi vô ý.

(ii) Mặt khách quan tội vô ý gây thương tích thể hiện qua hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể như các hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy định về đảm bảo tính an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực; Hành vi vi phạm các quy tắc hành chính đó là việc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý, điều hành. 

Như vậy, có thể thấy khi xét về mặt hậu quả đối với các hành vi vô ý gây thương tích được nêu trên thì người phạm tội đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội vô ý gây thương tích.

(iii) Về mặt chủ quan, người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý gây thương tích ( có thể vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)

(iv) Chủ thể của tội vô ý gây thương tích là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có thể có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).

Ví dụ về lỗi vô ý gây thương tích: một nhân viên môi trường đô thị khi thực hiện nhiệm vụ chặt tỉa cây để tạo hành lang thông thoáng cho mọi người tham gia giao thông, tuy nhiên do sự bất cẩn không thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn làm cành cây rơi xuống khiến người đi đường bị thương tích.

Xem thêm bài viết về lỗi vô ý để so sánh với hành vi cố ý  gây thương tích

Quy định của pháp luật về tội vô ý gây thương tích

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

(i) Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

(iii) Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(iv) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một số câu hỏi thường gặp

Vô ý gây thương tích có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì xử lý như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tóm lại, có thể thấy dù là lỗi cố ý hay vô ý gây thương tích mà gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội cũng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và việc quy định, cũng như bổ sung thêm hình đối với người phạm tội này là cần thiết, có tính phòng ngừa cao, răn đe đối với tội phạm.

Trên đây là bài viết về hành vi vô ý gây thương tích, vậy đối với hành vi cố ý gây thương tích hiện nay đang được pháp luật quy định như thế nào?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.08258 sec| 1014.438 kb