Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là:
Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh;
Hoặc là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.
Vốn pháp định
Luật doanh nghiệp 2014 không quy định như thế nào là vốn pháp định nhưng có thê hiểu đó là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề. Ví dụ như ngân hàng, kinh doanh vàng bạc đá quý…
Vốn pháp định được xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.
Về bản chất, vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên giữa hai loại vốn này lại có một vài điểm khác biệt:
Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.
Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.
Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty.
Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.
Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh. Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành, cụ thể như Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, …
Các ngành nghề riêng cũng có những quy định về mức vốn pháp định khác nhau
Ví dụ:
Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ
Cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng.
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm