Thời đại công nghệ 4.0 đã đưa mạng xã hội trở thành nơi giao lưu, kết nối của nhiều thế hệ. Tuy nhiên đây cũng là chỗ để người xấu dễ đưa tin vu khống, sai sự thật về cá nhân, tổ chức. Vậy cần làm gì khi bị vu khống, nhục mạ trên mạng xã hội?
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Trước tiên, cần phân biệt rõ khái niệm thế nào là vu khống và bị làm nhục.
Vu khống: Là bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Nhục mạ: Là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi xúc phạm rất đa dạng phổ biến là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện, được thực hiện khiến nạn nhận cảm thấy nhục nhã, tổn thương nặng nề về danh dự, nhân phẩm. Để đánh giá hậu quả người bị xúc phạm có cảm thấy nhục nhã hay không cần dựa trên các yếu tố loại hành vi, mức độ xúc phạm của hành vi; ý thức về việc bị xúc phạm của nạn nhân với hành vi; Dư luận xã hội về hành vi, tác động tâm lý của nạn nhân bị xúc phạm.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Lưu ý: Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Những mức phạt mà người thực hiện hành vi VU KHỐNG NHỤC MẠ NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI có thể nhận:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đề nghị cơ quan công an cấp xã, cơ quan công an cấp huyện xem xét xử lý hành vi làm nhục, xúc phạm theo khoản 3 điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
Đề nghị cơ quan công an cấp xã, cơ quan công an cấp huyện xem xét xử lý hành vi làm nhục, xúc phạm theo khoản 3 điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điệnnhư sau:
Theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội "Làm nhục người khác" : Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Trường hợp không yêu cầu xử lý hình sự thì người bị vu khống, nhục mã có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại, buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi và cải chính công khai theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm quy định pháp luật tại: Pháp trị - Trang chia sẻ kiến thức pháp luật
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm