Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được hiểu như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 1114
comment-forum-solid 0
Bộ luật hình sự hiện hành bổ sung chủ thể thực hiện tội phạm là “Pháp nhân thương mại”. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại lại không phải là chủ thể của mọi tội phạm, mà pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể của 33 tội phạm.

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 75 bộ luật dân sự năm 2015 thì khái niệm pháp nhân thương mại được quy định cụ thể như sau: "Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên".

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được hiểu như thế nào?

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã bổ sung chủ thể thực hiện tội phạm là “Pháp nhân thương mại”. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại lại không phải là chủ thể của mọi tội phạm, mà theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể của 33 tội phạm.

Tuy nhiên, BLHS năm 2015 lại không đề cập đến việc khi thực hiện hành vi phạm tội thì pháp nhân thương mại có “lỗi” đối với hành vi của mình không? Về mặt lý luận thì một hành vi của cá nhân hay pháp nhân thương mại chỉ được coi là tội phạm khi hành vi đó phải thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Trong đó, yếu tố lỗi là dấu hiệu bắt buộc được xem xét, đánh giá trong mặt chủ quan của tội phạm.

Tại Điều 10, Điều 11 BLHS năm 2015 chỉ đề cập đến yếu tố lỗi của người phạm tội mà không đề cập đến lỗi của pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội?”. Về mặt lý luận là không phù hợp vì với bất kỳ tội phạm nào. Có lẽ đây là thiếu sót trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015. Để khắc phục hạn chế trên và để đồng bộ với các điều luật khác, như Điều 2 BLHS quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự, khoản 1 quy định đối với người phạm tội, khoản 2 quy định đối với pháp nhân thương mại; Điều 3 Bộ luật hình sự quy định về nguyên tắc xử lý, khoản 1 quy định đối với người phạm tội, khoản 2 quy định đối với pháp nhân thương mại và Điều 8 Bộ luật hình sự quy định về khái niệm tội phạm, khoản 1 quy định chủ thể của tội phạm là “…người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…” thì Điều 10, Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 cần bổ sung cụm từ “hoặc pháp nhân thương mại phạm tội” vào sau cụm từ “người phạm tội”, cụ thể như sau:

Cố ý phạm tội: Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Xem thêm:

Dịch vụ pháp luật về lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Các vấn đề quan trọng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Xây dựng thang lương và bảng lương định mức lao động

3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viếtđược chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.28843 sec| 1017.391 kb