Bạo hành trẻ em trong gia đình

Bởi Nguyễn Trọng An - 23/12/2021
view 270
comment-forum-solid 0

Bạo hành trẻ em trong gia đình đang là một hiện tượng xã hội đáng lên án. Ở Việt Nam vấn đề về bạo hành trẻ em trong gia đình đang được mọi người quan tâm. Vậy nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là gì?. Hãy cùng công ty luật EVEREST tìm hiểu về vấn nạn gây nhứt nhối này. Và một số biện pháp khắc phục tình trạng này.

bạo hành trẻ em

Gần đây trên mạng chia sẻ nhiều hiện tượng trẻ em bị hành hạ đánh đập. Như vụ bé trai 4 tháng tuổi ở quận 9 bị cha bạo hành gãy chân, chấn thương đầu, thương tích 37%. Người cha ở Sóc Trăng đánh con gái 6 tuổi tàn nhẫn...vậy nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo hành trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trước hết có thể kể đến do văn hóa của gia đình. Những gia đình có văn hóa thấp, ý thức không cao. Và những người có phong tục cổ hủ như quan niệm cổ xưa. Nhiều người luôn cho rằng: " Thương con cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Vì vậy việc đánh đạp con trẻ có lẽ đã trở nên bình thường trong tìm thức mỗi người.

Xem thêm: bạo lực gia đình

Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến đó là thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhận thức của gia đình về việc bảo vệ trẻ em còn kém. Luật pháp Việt Nam còn nhiều lỗ hổng chưa được cụ thể. Chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Nguyên nhân khách quan có thể do môi trường xung quanh đều giống nhau. làm cho con người cảm thấy việc bạo lực là chuyện rất bình thường.

Các biện pháp khắc phục tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình hiện nay 

xu li bao hanh tre em Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trên thực trạng đó cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng bạo hành trẻ em này. Vậy biện pháp đó là gì?. Để tình trạng này không tiếp diễn nữa thì cần hoàn thiện nhanh chóng các văn bản pháp luật. Tiếp theo cần nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền. Nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục. Cần phổ biến cho trẻ nhỏ một số khả năng phòng tránh bạo lực. nếu bị bạo lực thì cần gọi gấp cho người thân có liên quan trong gia đình. Tìm đến chuyên gia tư vấn vấn đề tâm lý để có cách giải quyết tốt hơn.

Mức xử phạt và hình thức xử lý bạo hành trẻ em theo quy định của pháp luật.

Đối với trẻ em bộ luật có quy định: "Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển".

Vì vậy tùy theo mục đích, động cơ, hậu quả của hành vi gây ra, người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này được hướng dẫn cụ thể trong Điều 8, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật như chúng tôi liệt kê một số ý sau đây:

xâm phạm thân thể, đánh đập đối xử tệ với trẻ em. Bắt trẻ nhịn ăn uống hạn chế vệ sinh cá nhân. Giam lỏng trẻ em bắt trẻ em sống tại môi trường nguy hiểm.

Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm danh dự. Lăng nhục chửi mắng trẻ cách ly trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dùng các biện pháp trường phạt vũ lực để cách ly trẻ khỏi cha mẹ. Ngoài ra còn một số mục nữa và người thực hiện những hành vi được liệt kê trên. Những người này có thể bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm các vấn đề về xúc phạm danh dự

Một số câu hỏi thường gặp

bao luc gia dinh Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ngoài những nội dung nêu trên về bạo lực trẻ em chúng tôi còn nhận được một số câu hỏi rất thường gặp như:

Hành vi bạo hành con cái có phải đi tù không?

Ngoài việc xử lí theo luật dân sự thì cha mẹ cũng có thể phải chịu án phạt theo luật hình sự nếu như có một trong những điều trên cụ thể như sau:

Nếu bị truy cứu về tội hành hạ trẻ em, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Cũng có thể phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm. Tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.

Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích. Cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN. Tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Như vậy, khi bạo hành trẻ em, con cái cha mẹ vẫn có thể phải đi tù nếu hành vi đó mang tính chất nguy hiểm.

Tôi có thể tố cáo hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình lên cơ quan nào?

Khi bị bạo hành hay phát hiện bị bạo hành. Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân phải thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại. Ngoài ra, có thể sử dụng các hình thức khác như trình báo với các cơ quan sau đây: UBND cấp xã, Công an cấp xã, đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 111 hoặc 18001567, các cơ quan lao động – thương binh và xã hội các cấp để kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi bạo hành trẻ em.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề bạo hành trẻ em. Các biện pháp tránh bị bạo hành. Nếu quý bạn đọc có bất kì khó khăn, thắc mắc đến các vấn đề trên xin để lại tin nhắn. Xin cảm ơn!

Bạn cũng có thể tìm hiểu các vấn đề liên quan tại Luật hình sự

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Nguyễn Trọng An

Nguyễn Trọng An

Nguyễn Trọng An là content editor tại website phaptri.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.31138 sec| 1025.664 kb