Cần chuẩn bị những gì trước khi ra toà giành quyền nuôi con

Bởi Trần Thu Thủy - 14/03/2022
view 145
comment-forum-solid 0

Tranh chấp quyền nuôi con luôn là một trong những vấn đề nan giải đối với các cặp vợ chồng khi tiến hành ly hôn bởi giành quyền nuôi con khi ly hôn luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về giành quyền nuôi con khi ly hôn. Điều kiện tòa án xem xét giao con cho cha mẹ khi ly hôn như thế nào? Cha mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con hay không? Cần chuẩn bị những gì để giành quyền nuôi con.

Cần chuẩn bị những gì trước khi ra toà giành quyền nuôi con Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện Tòa án xem xét giao con cho cha mẹ khi ly hôn 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định đối với việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái sau khi ly hôn tại điều 81 như sau: 

 Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Đồng thời, hai người cũng có thể thỏa thuận về quyền gặp con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận giữa các bên.

- Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hôn.

- Nếu con đang dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi, cha sẽ là người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi con dưới 36 tháng tuổi  thì con mới được giao cho cha nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…

- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trước khi giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, trong trường hợp vợ và chồng không thỏa thuận được đối với việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì dựa vào nhiều yếu tố về điều kiện của cha mẹ Tòa án sẽ quyết định ai là người có quyền nuôi con. Bởi vậy, để giành quyền nuôi con, cha và mẹ cần có đầy đủ các điều kiện về cả tài chính lẫn tinh thần để có thể đảm bảo được đầy đủ quyền lợi về mọi mặt cho con. Tham khảo thêm bài viết về quyền nuôi con khi có 2 đứa con

Cha mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con hay không? 

Theo quy định của pháp luật thì Tòa Án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để đưa ra quyết định xem ai là người có quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, xảy ra trong thực tế, nhiều người đã giành quyền nuôi con nhưng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, quyền lợi của con không được đảm bảo, bởi vậy mà tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định đối với căn cứ để thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. 

  • Thỏa thuận của cha mẹ 
  • Người giành quyền nuôi con không có đủ điều kiện để trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con 
  • Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con. 
  • Tuy nhiên, khoản 4 điều này quy định nếu cha mẹ đều không đủ điều kiên để trực tiếp nuôi con thì tòa án có thể quyết định giao con cho người giám hộ. 

Như vậy, không phải trong tất cả các trường hợp Tòa án đều ấn định người chăm sóc con mà trong quá trình chăm mon, nếu có một trong các căn cứ trên thì quyền trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi. Trên thực tế có xảy ra trường hợp cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con. Tham khảo thêm bài viết về nhường quyền nuôi con

Cần chuẩn bị những gì để giành quyền nuôi con 

Thu nhập đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con trong điều kiện tốt nhất. 

Đây được là là yếu tố quan trọng đối với cha hoặc mẹ khi muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu muốn con có một cuộc sống đảm bảo, đầy đủ các điều kiện về vật chất lẫn tinh thần thì điều kiện đối với cha mẹ có công việc ổn định, thu nhập ổn định, lương cao và sổ tiết kiệm được đặt lên hàng đầu bởi những yếu tố về tài chính này có thể đảm bảo cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái được đầy đủ nhất, đảm bảo cho con được học hành và giáo dục trong môi trường tốt nhất. 

Có thể giành nhiều thời gian và tình cảm chăm sóc con 

Ngoài yếu tố vật chất thì đảm bảo về mặt tinh thần của con cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu cha mẹ có thời gian và dành nhiều tình cảm để chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục con, không phân biệt đối xử với con, tôn trọng con thì sẽ có khả năng cao giành phần thắng khi giành quyền nuôi con. 

Bằng chứng có thể sử dụng khi nói về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương thường xuyên đi công tác, không có thời gian bên cạnh con. 

Cần chuẩn bị những gì trước khi ra toà giành quyền nuôi con Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương. 

Bên muốn giành quyền nuôi con có thể đưa ra các bằng chứng khác để chứng minh với Tòa án rằng có thể tạo được môi trường cũng như không gian tốt nhất giúp con học tập và phát triển. 

Chứng minh đối phương không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con

Đây là một biện pháp được coi là tốt nhất để Tòa án xem xét ai có đủ điều kiện có quyền nuôi con. Những vấn đề cần chứng minh ở trường hợp này như: 

  • Đối phương không hề quan tâm đến con trong thời gian chung sống, đánh đập, bạo lực cả tinh thần và thể xác đối với con, không tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con. 
  • Chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương như: bạo lực gia đình, ngoại tình,...và khẳng định điều này sẽ dẫn đến việc đối phương có thể không phải là tấm gương tốt để giáo dục con, sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành nhân cách của con nếu chung sống. 

Phải lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra các yếu tố ở trên là có thể chiếm ưu thế khi giành quyền nuôi con mà cần phải đưa ra các bằng chứng chứng minh một cách rõ ràng và cụ thể, có sức thuyết phục 

Trên đây là những điều cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể giảm bớt khó khăn và chuẩn bị tốt nhất để giành được quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu bạn đang quan tâm về các vấn đề pháp lý khác, tham khảo thêm bài viết trên trang pháp trị.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.81568 sec| 1029.703 kb