Đầu cơ là hành vi làm lũng đoạn nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân. Hiện nay, hành vi này bị các nhà nước ngăn cấm vì mục đích bảo vệ an ninh kinh tế. Bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức chung về tội đầu cơ và quy định pháp luật hiện hành về hành vi trên.
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Trước khi nghiên cứu về tội đầu cơ, cần phải nắm rõ hành vi đầu cơ nghĩa là gì. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về hành vi đầu cơ. Theo đó, có ý kiến cho rằng đầu cơ là việc mua bán, nắm giữ hay bán khống các loại tài sản (bao gồm cổ phiếu, hàng hóa, bất động sản, ...) nhằm thu lợi từ sự biến động giá của chúng. Có ý kiến khác lại cho rằng, đầu cơ là hành vi mua vét hàng hóa nhằm bán lại để hưởng mức giá chênh lệch cao hơn so với bình thường.
Tội đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu ra định nghĩa như sau:
"1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính...."
Đây là hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến xã hội, nguồn cung hàng hóa. Hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, do mức giá tăng cao hơn so với bình thường nhiều lần, khiến họ khó mua nổi.
Do vậy, pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều nghiêm cấm hành vi này để bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia.
Có thể bạn quan tâm về tội buôn lậu, hãy xem thêm thông tin thêm tại:Tội buôn lậu
Tội đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định hình phạt như sau:
Người phạm tội đầu cơ thuộc các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đây là phạm tội ở cấu thành cơ bản. Đối với các trường hợp có tình tiết nguy hiểm hơn, thì hình phạt sẽ tăng lên. Cụ thể, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng đối với các trường hợp phạm tội sau:
Ngoài ra, luật còn quy định hình phạt bổ sung đối với cá nhân như sau:
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên và đẩy đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại.
Đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
Về mặt khách thể
Khách thể của tội này là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Đó là việc quản lý sự lưu thông hàng hóa của Nhà nước. Đảm bảo hàng hóa được lưu thông bình thường, với một khung giá phù hợp với xã hội.
Đối tượng tác động của hành vi này chính là hàng hóa. Người phạm tội có động thái tăng giá bán mặt hàng đó, hoặc giữ lại, không bán ra thị trường.
Về mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi đầu cơ có lỗi cố ý. Ở đây, nhà làm luật xác định những người này có lỗi cố ý bởi họ nhận thức rõ việc hành vi của mình là sai trái, gây ra sự khan hiếm hàng hóa.
Về mặt khách quan
Hành vi cấu thành tội phạm là hành vi "mua vét". Hành vi này có thể hiểu là việc dùng tiền; tài sản; lợi ích vật chất mua hàng hóa một cách tràn lan; mua bằng hết hoặc với một số lượng lớn. Việc này có thể diễn ra tại nhiều nơi; nhưng phải diễn ra trong thời điểm loại hàng hóa được mua đó đang khan hiếm.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ, hành vi gây ra phải có thiệt hại nhất định với xã hội.
Pháp luật xác định chủ thể của tội đầu cơ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Theo đó, hình phạt cho mỗi chủ thể là khác nhau. Cụ thể:
Đối với cá nhân phạm tội: Người phạm tội có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc các trường hợp:
Người có thể bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một số trường hợp:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 07 năm tù đến 15 năm nếu vi phạm vào các trường hợp tại khoản 3 Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đối với pháp nhân thương mại:
Hình phạt của pháp nhân thương mại sẽ căn cứ theo hậu quả tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015. ( Mời bạn xem thêm: pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự)
Tuy nhiên, pháp nhân thương mại không phải chịu hình phạt tù, mà thay bằng hình phạt tiền. Mức phạt dao động từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 tỷ đồng.
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2015:
"8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh."
Đây là việc một cá nhân, tổ chức bỏ vốn; bỏ nhân lực;vật lực; .... vào một hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi nhuận.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn xác định việc đầu tư luôn tồn tại rủi ro thất bại, và cũng mạo hiểm kỳ vọng về lợi nhuận của hoạt động.
Còn đầu cơ thì không có những tính chất này. Đầu cơ chỉ nhằm việc bỏ vốn ra để mua bán các hàng hóa có giá trị tại một thời điểm nhất định. Sau đó, họ bán với giá cao hơn nhiều so với giá bình thường để trục lợi.
Bán giá rất cao đó sẽ không tồn tại về rủi ro thất bại, không thu hồi được vốn. Tuy nhiên, hành vi trên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, còn đầu tư thì pháp luật chỉ hạn chế trong một số ngành nghề.
Có thể bạn quan tâm đến hành vi buôn bán hàng giả
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm