Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội

Bởi Trần Thu Hoài - 21/09/2021
view 226
comment-forum-solid 0

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến các bạn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên. Vậy trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được quy định ra sao? Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm những gì?

Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì?

Theo quy định ban hành tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khái niệm pháp nhân thương mại được quy định cụ thể như sau:

(i) Là pháp nhân mang mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên;

(ii) Bao gồm tổ chức doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

(iii) Về vấn đề thành lập, hoạt động và chấm dứt sẽ được tiến hành thực hiện dựa theo quy định cụ thể của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật có liên quan...

Theo Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khái niệm pháp nhân phi thương mại được quy định cụ thể như sau:

(i) Là pháp nhân không mang mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, trong trường hợp có lợi nhuận thì cũng không được tiến hành phân chia cho các thành viên khác.

(ii) Được quy định bao gồm cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các tổ chức doanh nghiệp xã hội và tổ chức phi thương mại khác.

(iii) Việc tiến hành thành lập, hoạt động và chấm dứt sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và dựa theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có thể bạn quan tâm: Loại trừ trách nhiệm hình sự

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Hành vi phạm tội được thực hiện dưới nhân danh pháp nhân thương mại;

Có thể hiểu điều kiện này chính là hành vi phạm tội của một người hoặc một số người thuộc tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp thuộc pháp nhân thương mại và được pháp nhân thương mại tiến hành ký hợp đồng hay ủy quyền thực hiện nhiệm vụ đó.

(ii) Là hành vi phạm tội được thực hiện dựa trên lợi ích của pháo nhân thương mại

Trường hợp một người hoặc một số người được giao ủy quyền thực hiện các hành vi mang tính chất phạm tội vì lợi ích của pháp nhân thương mại thì sẽ được xem là điều kiện để pháp nhân đó chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu người thực hiên hành vi phạm tội đó đã vì lợi ích cá nhân mà thực hiện thêm hành vi phạm tội thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại thì pháp nhân thương mại mới phải chịu, ngược lại nếu hành vi đó vượt ra ngoài lợi ích hợp pháp vì lợi ích cá nhân thì họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm.

(iii) Hành vi phạm tội được tiến hành thực hiện dưới sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp nhận của pháp nhân thương mại.

Trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện dưới sự chỉ đạo, điều hành của những người đứng đầu pháp nhân thương mại như Tổng Giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị thì đây sẽ được xem là điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

Bên cạnh đó, mặc dù không có bất kỳ sự chỉ đạo hay điều hành nào nhưng có sự chấp thuận từ nhứng người đứng đầu pháp nhân về việc thực hiện hành vi phạm tội thì cũng được xem là hành vi phạm tội.

(iv) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa hết hiệu lực theo quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

(v) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa hết chính là điều kiện chịu trách nhiệm hình sự cuối cùng. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự dựa theo quy định ban hành tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự như sau:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 05 năm;

Đối với tội phạm nghiêm trọng là 10 năm;

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 15 năm;

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm;

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính bắt đầu từ ngày tội phạm được thực hiện.

Nếu người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định nêu trên mà Bộ luật Hình sự đã quy định về mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 01 năm tù thì thời hiệu quy định đối với tội cũ sẽ được tính lại kể từ ngày hành vi phạm tội mới được thực hiện.

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Điều 76 đã ban hành quy định cụ thể về Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:

(i) Phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm theo Điều 188 (về tội buôn lậu); Điều 189 (về tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất và buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ và vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất và buôn báng mặt hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất và buôn bán hàng giả là các sản phẩm về lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất và buôn bán hàng giả là sản phẩm thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất và buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội tự ý in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố những thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong lĩnh vực hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong thị trường kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về vấn đề cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền khác có liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về việc khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);

(ii) Chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 (gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm về vấn đề phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn trong công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh sách nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc truy cập: Trách nhiệm hình sự

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại khi pháp nhân thương mại phạm tội

Theo điều 33 đã quy định cụ thể về Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Hình phạt chính bao gồm:

(i) Xử phạt hành chính;

(ii) Tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn;

(iii) Tiến hành đình chỉ hoạt động với thời hạn vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung bao gồm:

(i) Nghiêm cấm thực hiện các hành vi kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

(ii) Cấm hành vi kêu gọi huy động vốn;

(iii) Xử phạt hành chính, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm nhất định, pháp nhân thương mại phạm tội sẽ chỉ bị tiến hành áp dụng duy nhất một hình phạt và có thể bị áp dụng thêm một hoặc một số hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.21475 sec| 1058.773 kb