Dịch bệnh covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp giảm nhẹ một phần chi phí. Và người lao động có được hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 không? Mời bạn tham khảo bài viết sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo khoản 2 điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc người lao động tạm thời không thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
(i) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự,nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
(ii) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
(iii) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
(iv) Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
(v) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(vi) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(vii) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
(viii) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu muốn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đến khi hết dịch bệnh Covid-19, người lao động cần thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Thời gian tạm hoãn hợp đồng không được trả lương, đóng bảo hiểm
Tại Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm hoãn, quyền lợi của của người lao động được giải quyết như sau: Trong thời gian hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu không có thỏa thuận riêng thì trong thời gian hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được trả lương và hưởng các quyền lợi theo hợp đồng lao động.
Tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Do đó, nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động sẽ không được đóng các loại bảo hiểm của tháng đó.
Hết thời gian tạm hoãn được trở lại làm việc
Sau khi hết thời hạn này, người lao động sẽ được nhận trở lại để tiếp tục làm việc. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Nếu không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn hoãn thực hiện hợp đồng lao động (trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác) người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 - 07 triệu đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tạm hoãn hợp đồng lao động do COVID-19 được nhận tiền trợ cấp
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP, không phải mọi người lao động tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ việc không hưởng lương đều được nhận hỗ trợ từ Nhà nước. Tuy nhiên muốn được hỗ trợ, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng, chống dịch COVID-19.
Có thời gian tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ 01.5.2021 - hết 31.12.2021.
Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi hoãn hợp đồng, nghỉ không lương.
Mức hỗ trợ dành cho người lao động được xem xét dựa trên thời gian mà người lao động phải hoãn hợp đồng.
Mời bạn xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm