Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Vậy hành vi gây ô nhiễm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn. Theo đó, các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường cũng bị thay đổi. Từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của con người, môi trường và sinh vật.
Hầu hết tất cả các dạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do con người gây nên.
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng đất bị xâm nhiễm các chất hóa học độc hại với hàm lượng chất cấm vượt quá giới hạn.
Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là một số kim loại nặng, hydrocacbon, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
Ô nhiễm đất xảy ra hầu hết do hoạt động của một số doanh nghiệp như khai thác khoáng sản, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chăn nuôi,…
Có thể bạn quan tâm về tội Hủy hoại rừng
Đây là sự thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước theo hướng tiêu cực. Đó là sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn trong nước gây ra sự độc hại cho con người và sinh vật khi sử dụng hay tiếp xúc.
Đây là vấn đề đáng lo ngại hơn các loại ô nhiễm khác bới tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng của nó, đặc biệt là đối với ô nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
(i) Các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra nguồn nước mà chưa qua xử lý;
(ii) Các loại phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, khu trồng trọt ngấm vào nguồn nước ngầm và ngấm xuống nước ao hồ;
(iii) Nước thải sinh hoạt bị thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự xuất hiện của các chất lạ độc hại hoặc sự biến đổi quan trọng tiêu cực trong thành phần không khí. Theo đó, không khí trở nên không còn sạch, thậm chí gây ra sự bốc mùi hôi, có mùi rất khó chịu, và có nhiều khói bụi.
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm môi trường là do khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp thải ra. Bên cạnh đó, khí thải từ máy móc sinh hoạt cũng chúng ta như xe máy, xe ô tô, máy phát điện, máy cày,lò đốt rác thải phế liệu của các hộ dân nhỏ lẻ…cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm.
Bạn xem thêm nội dung: Tội phạm môi trường để có cái nhìn tổng quát nhất!
Tội ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 235 – Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo Khoản 1 điều luật trên, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thực hiện một trong các hành vi sau:
(i) Chôn, lấp, thải, đổ ra môi trường từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;
(ii) Xả thải ra môi trường nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày từ 10 lần trở lên;
(iii) Xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường từ 02 lần đến dưới 04 lần;
(iv) Xả ra môi trường nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 với thể tích từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày;
(v) Thải ra môi trường bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên với thể tích từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ;
(vi) Chôn, lấp, đổ, thải từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam chất thải rắn thông thường ra môi trường trái quy định của pháp luật ;
(vii) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
(viii) Phát tán ra môi trường phóng xạ, bức xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
Bên cạnh đó, người phạm tội có thể bị áp dụng các mức phạt dưới đây nếu có hành vi thuộc các trường hợp theo quy định.
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có hành vi thuộc Khoản 2 Điều 235, bao gồm:
(i) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ từ 5.000 kilôgam trở lên theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;
(ii) Xả thải ra môi trường nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên với từ 10 lần trở lên;
(iii) Xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường từ 04 lần trở lên;
(iv) Xả ra môi trường nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 với thể tích từ 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên;
(v) Thải ra môi trường bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên với thể tích từ 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên;
(vi) Chôn, lấp, đổ, thải từ 500.000 kilôgam trở lên chất thải rắn thông thường ra môi trường trái quy định của pháp luật;
(vii) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn được cho phép;
(viii) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt mức giới hạn theo quy định hoặc vượt quá quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên.
Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm với người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn thực hiện một trong các hành vi thuộc khoản 3 điều luật trên, bao gồm:
(i) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;
(ii) Chuyển giao, cho, mua, bán từ 2.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật;
(iii) Xả thải ra môi trường nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày từ 05 lần đến dưới 10 lần;
(iv) Xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường từ 01 lần đến dưới 02 lần;
(v) Xả ra môi trường nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14 với thể tích từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày;
(vi) Thải ra môi trường bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên với thể tích từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ;
(vii) Chôn, lấp, đổ, thải từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam chất thải rắn thông thường ra môi trường trái quy định của pháp luật;
(viii) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn được cho phép;
(viii) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt mức giới hạn theo quy định hoặc vượt quá quy chuẩn kỹ thuật từ 01 lần đến dưới 02 lần.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Theo quy định tại Khoản 4 Điều 235.
Với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị áp dụng các khung hình phạt như sau:
(i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
(ii) Phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
(iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
(iv) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này;
Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”
Tham khảo một số bài viết liên quan trong lĩnh vực pháp luật khác tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm