Vấn đề xoay quanh thừa kế đất đai luôn luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh chấp, Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai là gì, thủ tục nhận thừa kế ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết với những thông tin bổ ích dưới đây.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thừa kế đất đai có thể hưởng thừa kế qua những hình thức sau:
Thừa kế theo di chúc: là việc một chủ thể trước khi chết để lại di chúc có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói phải có người làm chứng,.... di chúc hợp pháp theo pháp luật hiện hành, khi đó chủ thể được hưởng thừa kế đất đai sẽ nhận được tài sản theo nội dung của di chúc.
Thừa kế theo pháp luật: Là việc người có tài sản chết đi nhưng không để lại di chúc, di nguyện trao tài sản của mình cho một chủ thể nhất định nào, Khi đó tài sản của người chết sẽ được chia đều theo hàng thừa kế đã quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Để được hưởng thừa kế đất đai, ngoài những điều kiện để được hưởng thừa kế, thì di sản đất đai phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:
Thứ nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thứ hai, Điều kiện quan trọng là đất không có tranh chấp liên quan nào tại thời điểm thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất
Thứ ba, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
Thứ tư, Quyền sử dụng đất còn thời hạn sử dụng
Thứ năm, Quyền sử dụng đất của gia đình, cá nhân có nguồn gốc không phải là đất thuê có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật
Di chúc được hiểu là một loại giấy tờ hợp pháp thể hiện những mong muốn, nguyện vọng của người có di sản để lại về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Di chúc thừa kế đất đai hợp pháp được thể hiện dưới những hình thức cơ bản kèm theo những điều kiện sau:
Di chúc miệng: di chúc miệng hay còn gọi là ngôn chúc là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc sống trong việc phân chia khối tài sản ấy sau khi chết. Đối với loại di chúc này cần có người làm chứng.
Di chúc văn bản: đây là loại di chúc chất phổ biến được thể hiện dưới dạng chữ viết, có chứng nhận hoặc công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đầy đủ những điều kiện luật định về ý chí, hình thức, người làm chứng. Để di chúc văn bản có hiệu lực thì di chúc phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, thông tin, mong muốn của chủ thể được hưởng di sản. Ngoài ra di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ, kèm theo chữ kí là lời hứa lúc minh mẫn của người có di sản thừa kế.
Sau khi hoàn thành thủ tục kê khai, kiểm tra hiệu lực của di chúc, kiểm tra giấy tờ, tài liệu, giấy tờ nhân thân, người chứng kiến, phòng công chứng tiến hành thủ tục niêm yết công khai về phân chia di sản tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi có di sản nếu là đất, hoặc nơi cuối cùng người chết cư trú:
Sau khi hoàn thành những thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng, việc chia di sản thừa kế sẽ được tiến hành.
Có thể hưởng di sản thừa kế đất đai khi không có di chúc? mời bạn đọc tham khảo!
Thủ tục nhận thừa kế trả lời cho câu hỏi phải nộp gì khi nhận thừa kế đất đai, thủ tục sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:
Cần điền thông tin vào hồ sơ khai nhận, đầy đủ theo mẫu
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Đăng ký sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế đất đai theo quy định năm 2019. Hồ sơ: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nếu di sản thừa kế được hưởng trước thời kì hôn nhân và vợ, chồng xác lập tài sản riêng thì khi ly hôn không phải chia. Ngoài ra, nếu di sản thừa kế xác lập trước hoặc trong thời kì hôn nhân mà vợ, chồng không xác lập riêng sẽ thuộc tài sản chung và sẽ chia khi ly hôn.
Câu trả lời là có, Đất thừa kế sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế và chuyển giao quyền sở hữu đứng tên người nhận di sản. Khi đó người nhận di sản có quyền bán, tặng cho, chuyển nhượng cho chủ thế khác.
Khi nhận di sản thừa kế là bất động sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng phải nộp 10% thuế suất, kèm theo 0.5% mức lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó nếu nhận thừa kế di sản trong trường hợp Giữa vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Cha vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh chị em ruột với nhau; trường hợp này sẽ được miễn thuế và lệ phí trước bạ.
Cụ thể gồm 02 trường hợp chính sau:
Trường hợp 01: Đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất: có những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất,....
Trường hợp 02: Đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: cũng giống như trường hợp 01, người sử dụng đất không có giấy chứng nhận từ ông bà để lại khi đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận gồm trường hợp không phải nô[j tiền sử dụng đất hoặc có thể phải nộp tiền sử dụng đất.
Trang Pháp trị sẽ cung cấp cho bạn đọc những bài viết bổ ích về Luật đất đai và kiến thức hữu ích!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm