So sánh công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Bởi Trần Thu Thủy - 22/04/2020
view 904
comment-forum-solid 0

Đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân về mặt quy định của pháp luật có một số điểm tương đồng. Nhưng bên cạnh đó, giữa hai loại hình này cũng có một số điểm khác biệt giúp các doanh nghiệp nhận biết được.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Điểm tương đồng giữa công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân:

Thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Thành viên hợp danh chỉ được thành lập 1 công ty hợp danh, và chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

Không được phát hành chứng khoán hoặc trái phiếu để huy động vốn.

So sánh điểm khác biệt công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân:

Tiêu chíCông ty hợp danhDoanh nghiệp tư nhân
Khái niệmCông ty hợp danh là một pháp nhân,  phải có ít nhất hai thành viên là cá nhân, chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lýĐiều 172- Điều 182

Luật doanh nghiệp 2014

Điều 183- Điều 187

Luật doanh nghiệp 2014

Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhânKhông có tư cách pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpCó nhiều đại diện theo pháp luật, các thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công ty.Chỉ có 1 chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật, dù chủ sở hữu có trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
Vốn góp trong doanh nghiệpThành viên hợp danh phải chuyển quyền sở hữu  tài sản góp vốn cho công ty hợp danh.Không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản chủ sở hữu, chủ sở hữu cũng được quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chứcCó cơ cấu phức tạp hơn doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: hội đồng thành viên (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn), chủ tịch hội đồng thành viên  (có thể kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc).Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn, gồm Chủ sở hữu công ty có thể làm Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc, Giám đốc.

Xem thêm: Các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty hợp danh

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94896 sec| 1001.648 kb