Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy. Vậy, đối với người vi phạm hành vi này sẽ bị pháp luật hình sự xử phạt như thế nào?
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198
Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi chế biến, điều chế chất ma túy bằng thủ công hoặc có áp dụng khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội sản xuất trái phép chất ma túy có thể sẽ bị tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề... hoặc bị phạt tù từ 02 năm - 20 năm, tù chung thân, bị tử hình.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (ví dụ như cất trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, giấu trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong người - trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người….) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã pháp điển hóa cụ thể mức tối thiểu định lượng các chất ma túy để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài các trường hợp thỏa mãn dấu hiệu về định lượng, Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm dấu hiệu định tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
Vậy theo quy định của pháp luật thì tội phạm ma túy là gì?
Mặt khách quan: thể hiện qua hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, không kể trong thời gian ngắn hay dài, số lượng nhiều hay ít (Việc cất giữ chất ma túy có thể ở trong người, chôn giấu sau vườn, để trong nhà... hoặc bất cứ chỗ nào)
Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Chủ thể: Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người từ 14 tuổi - dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy này nếu là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Dự trên Điều 249 Bộ luật Hình sự quy định 4 khung hình phạt chính như sau:
Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm - 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 1 (đó là trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm)
Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm - 10 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 2 (đối với một trong các trường hợp phạm tội: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội..v.v.)
Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 10 năm - 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 3 (với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ 01kg - dưới 05kg; Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ 30g - dưới 100g; Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 250ml - dưới 750ml... và một số trường hợp khác theo quy định)
Khung 4: Quy định hình phạt tù từ 15 năm - 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 4 (đối với một trong các trường hợp: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ 05kg trở lên; Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng 100g trở lên; Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 300g trở lên; Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 750ml trở lên..v..v..)
Ngoài hình phạt chính, còn có hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, đó là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tham khảo thêm về Mua bán trái phép chất ma túy
Có thể thấy đồng phạm của tội tàng trữ trái phép chất ma túy đó là người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, cụ thể:
(i) Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
(ii) Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
(iii) Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
(iv) Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Nguyễn Văn A làm nghề lái taxi, trên đường chở Trần Thị C đến tỉnh H, Nguyễn Văn A đã biết chị C có mang theo ma túy trong người, tuy nhiên anh A đã không khai báo với cơ quan công an mà đồng ý nhận khoản tiền 3 triệu đồng mà chị C đưa ra với điều kiện phải đưa chị C đến đúng địa điểm. Trong quá trình di chuyển, xe của anh A đã bị lực lượng công an kiểm tra và bắt giữ. Qua camera thu giữ được cùng với số chất cấm trên người chị C thì anh A là đồng phạm của tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Để hiểu thêm khái niệm về đồng phạm, mời bạn đọc tham khảo thêm một số bài viết khác liên quan!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm