Tảo hôn đang là vấn đề đáng báo động ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về việc tảo hôn giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo khoản 8, Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã ban hành quy định:
Tảo hôn được xem là hành vi lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định ban hành tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Bên cạnh đó đó điểm a, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể về điều kiện kể hôn như sau:
“ Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ theo theo các điều kiện sau đây:
(i) Nam là người từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
(ii)…”
Như vậy, ta có thể thấy Tảo hôn được xem là hành vi kết hôn giữa hai bên nam nữ với nhau khi một hoặc cả hai bên đều chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật; cụ thể, nam chư đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Trên thực tế hiện nay, có trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và có trường hợp tảo hôn không đăng ký kết hôn.
(i) Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để có thể xóa bỏ được hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
(ii) Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ độ tuổi quy định ở mức rất thấp, không đủ tính răn đe, ngăn chặn một cách kịp thời.
(iii) Do trình độ dân trí và hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa vẫn đang còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
(iv) Một phần do công tác tuyên truyền vận động, phổ cập giáo dục về kiến thức pháp luật có liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
(v) Bên cạnh đó, tại một số nơi có trường hợp tảo hôn phía chính quyền địa phương vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi mang tính sai trái này.
Và một số nguyên nhân khác...
Tảo hôn là một trong những hành vi vi phạm pháp luật quy định cụ thể tại khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật ban hành và đều cần phải tiến hành xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.
Ngoài ra, nạn tảo hôn còn gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe, tinh thần và các vấn đề về kinh tế.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bác bỏ quy định về tội tảo hôn. Tuy nhiên, vẫn có quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn.
Mời bạn xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Cụ thể, điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015 đã ban hành quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:
“Người nào có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này những vẫn tái phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng lên đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 02 năm”
Theo quy định này, trường hợp tảo hôn bị xử lý hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức hành vi lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này những vẫn tiếp tục vi phạm. Theo đó, mức xử phạt được pháp luật quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 02 năm.
Xem thêm về: Xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình
Mức phạt khi kết hôn chưa đủ tuổi đã được quy định cụ thể tại Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
(i) Tiến hành xử phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính với số tiền từ 500.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
(ii) Đối với các hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật quy định với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định ban hành của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó sẽ tiến hành phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng.
Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, hay lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên) theo quy định của pháp luật
Hôn nhân cận huyết thống được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có chung quan hệ huyết thống.
Vì vậy tảo hôn và hôn nhân cận huyết là hai vấn đề khác nhau.
Để biết thêm thông tin, mời bạn đọc xem thêm tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm