Nội dung bài viết [Ẩn]
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Quyền của người tố giác, báo tin về tội phạm là:
(i) Có quyền yêu cầu phía cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác, báo tin về tội phạm
(ii) Quyền yêu cầu bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người thân và chính bản thân họ khi bị đe dọa;
(iii) Được thông báo về kết quả của quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
(iv) Có quyền khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp nhận, giải quyết vấn đề tố giác, tin báo về tội phạm.
Nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm:
(i) Trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm phải có mặt đầy đủ theo yêu cầu của phía cơ quan chức năng có thẩm quyền.
(ii) Trình bày một cách trung thực về tình tiết của sự việc mà mình biết
Bên cạnh đó, dựa theo khoản 5 Điều 144 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã ban hành quy định bổ sung về trách nhiệm của việc cố ý tố giác, báo tin một cách sai sự thật về tội phạm sẽ bị tiến hành xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Theo điều 22 Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định cụ thể về các hình thức tố cáo như sau:
Việc tố cáo được sẽ được tiến hành thực hiện thông qua đơn hoặc được trình bày một cách trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ công nhận 02 hình thức tố cáo sau:
(i) Tiến hành tố cáo qua đơn.
(ii) Tố cáo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp thực hiện việc tố cáo bằng đơn thì phải ghi rõ ràng về ngày, tháng, năm tố cáo; thông tin đầy đủ về họ tên, địa chỉ của người tiến hành tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan trong đơn tố cáo. Trong trường hợp nhiều người cùng tiến hành tố cáo về cùng một nội dung sự việc thì trong đơn tố cáo còn phải ghi đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ và cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho phía những người tố cáo.
Người tố cáo phải thực hiện việc ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Đối vưới trường hợp người tố cáo đến trực tiếp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thực hiện việc tố cáo thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại đầy đủ nội dung về vấn đề tố cáo bằng văn bản và yêu cầu phía người tiến hành tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Có thể dễ dàng nhận thấy, trong yêu cầu về tố cáo trên pháp luật đã yêu cầu bắt buộc người tố cáo phải tiến hành ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào đơn tố cáo. Mục đích của yêu cầu này là nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm của phía người tố cáo, tránh xảy ra tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để thực hiện việc tố cáo một cách tràn làn, cố ý tố cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người bị tố cáo.
Mặc dù Luật Tố cáo chỉ tiến hành chấp nhận việc tố cáo thông qua đơn hoặc trực tiếp nhưng để đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ Luật Tố tụng Hình sự cũng đã ghi nhận việc cho phép người dân thực hiện việc tố giác, tin báo về tội phạm bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Và theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này thì mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận đầy đủ, tiến hành giải quyết kịp thời; được lập thành biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận hoặc có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về việc tiếp nhận.
Trường hợp việc tiến hành tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được gửi thông qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua các phương tiện thông tin khác thì sẽ được ghi chép đầy đủ vào sổ tiếp nhận...Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận sẽ không được phép từ chối tiếp nhận bất kì trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm hay kiến nghị khởi tố nào.
Nếu bạn đang có nhu cầu, hãy xem thêm về cách viết Đơn tố giác tội phạm
Dựa theo pháp luật quy định, hiện nay việc tố giác tội phạm thông qua điện thoại vẫn được chấp nhận. Bạn có thể tiến hành việc tố giác thông qua đơn hoặc đến trực tiếp cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc tố cáo.
Liên hệ qua hotline (số điện thoại) đường dây nóng của Bộ công an là 113 hoặc 0692348560 để thực hiện tố giác tội phạm.
Pháp luật hiện nay không đề cập đến vấn đề ủy quyền tố cáo, bản thân người tố cáo sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi tố cáo của mình. Vì vậy, hiện nay không có bất kì quy định nào về việc ủy quyền tố cáo và quyền tham gia tố cáo .
Tiến hành tố cáo tội phạm công nghệ cao và lừa đảo qua mạng tại cơ quan điều tra công an cấp huyện cũng như tại viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú.
Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự đã ban hành quy định cụ thể về “Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản”. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và không được từ chối tiếp nhận bất kì trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Do đó, về nguyên tắc tố giác qua điện thoại, email, Facebook thì vẫn được chấp nhận.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin pháp luật tại Pháp trị
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm