Cưỡng đoạt tài sản là một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, đã được luật hóa trong Bộ luật Hình sự. Vậy dấu hiệu bắt buộc của tội cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu năm tù?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Người cưỡng đoạt tài sản của người khác dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm tác động đến tinh thần của người bị đe dọa để người này sợ và giao tài sản. Ngoài ra, người này còn có thể dùng nhiều thủ đoạn khác để đe dọa tinh thần của người bị hại.
Cần phân biệt cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản. Tội cướp tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản nhanh chóng, tránh sự phản kháng của người chiếm hữu tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi cướp tài sản từ việc đe dọa tinh thần của người bị hại, khiến người này không thể phản kháng lại.
Khi có đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội sẽ bị kết án và chịu hình phạt theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cưỡng đoạt tài sản ở mức rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự ở bất kỳ mức độ nào.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cưỡng đoạt tài phải đủ điều kiện về nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Tội cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ tài sản của chủ sở hữu. Mặc dù trong quá trình thực hiện, người phạm tội có đe dọa tài sản và nhân thân của người bị hại, nhưng mục đích của những hành vi này nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản xâm phạm chỉ là quan hệ tài sản.
Mặc dù biết trước hậu quả khi chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu của chủ sở hữu, tội phạm chiếm đoạt tài sản vẫn cố ý thực hiện. Việc cố ý thực hiện được thông qua hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác uy hiếp tinh thần của người bị hại để chiếm đoạt tài sản.
Bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác uy hiếp tinh thần của người bị hại, gây lo sợ và người bị hại thường không thể chống trả và phải giao hoặc để cho tội phạm lấy tài sản của mình.
Tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị kết án khi người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa tinh thần của bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản, mà không cần xét đến việc người này đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội phạm cưỡng đoạt tài sản chịu hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, tội phạm phải chịu từ 03 năm đến 10 năm tù:
Nếu giá trị tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Trong trường hợp giá trị tài sản trên 500.000.000 đồng hoặc tội phạm lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện tội phạm thì phải chịu từ 12 năm đến 20 năm tù.
Ngoài các hình phạt chính, tội này còn có thể chịu thêm các hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật hình sự tại Pháp trị.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm