Cướp giật tài sản đang diễn ra rất nhiều trong đời sống thường ngày. Pháp luật quy định như nào về cướp giật tài sản? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc những quy định của pháp luật về tội trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản mà không dùng vũ lực hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần, bất ngờ và nhanh chóng, lợi dụng sự lơ là, mất cảnh giác của người bị hại rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu tài sản đó hoặc người quản lý tài sản đó.
Dấu hiệu của tội:
Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Khách thể của tội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu.
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt do các đối tượng cướp giật tài sản hiện nay ngoài việc chiếm đoạt tài sản còn gây ra những thiệt hại về tính mạng của chủ sở hữu tài sản. (Ví dụ như gây ngã xe cho chủ sở hữu tài sản dẫn đến tai nạn giao thông)
Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản được thể hiện thông qua dấu hiệu về hai hành vi sau: Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng và công khai. Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Sự công khai của hành vi thể hiện ở việc người thực hiện hành vi không giấu diếm hành vi phạm tội. Hành vi cướp giật tài sản được người phạm tội thực hiện một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn. Việc công khai cướp giật tài sản cho thấy rằng người thực hiện hành vi cướp giật cho phép người bị cướp giật phát hiện và nhìn thấy hành vi của mình. Tuy nhiên, phải hiểu tính chất công khai ở tội này là công khai về hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội hoàn toàn có thể giấu mặt hoặc lợi dụng ban đêm để mọi người không nhận ra mặt.
Người thực hiện hành vi không được sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp người bị hại như tội cướp tài sản mà dùng sự nhanh nhẹn của chính bản thân người thực hiện hành vi phạm tội và sự lơ là của người bị hại hoặc lợi dụng những trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi,... để thực hiện hành vi cướp giật tài sản.
Đối tượng của hành vi thường là tiền mặt, trang sức, giấy tờ có giá trị, là vật nhẹ, gọn, dễ lấy. Có một số trường hợp, người phạm tội có thể sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở cho người sở hữu, người quản lý tài sản để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người đó
Phương tiện người thực hiện hành vi thường là xe máy, xe phân phối lớn,...
Mặt chủ quan thể hiện rõ nét ở động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và dấu hiệu lỗi.
Mục đích của người thực hiện hành vi hướng đến là mong muốn chiếm tài sản của người khác. Mục đích của hành vi được xem là dấu hiệu quan trọng trong việc xác định tội danh. Mục đích này luôn có trước hành vi cướp giật.
Có thể bạn quan tâm: Cưỡng đoạt tài sản là gì?
Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự năm 2015
Cả hai tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều thuộc nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu.
Tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản đều có hành vi gây thiệt hại, đe dọa quan hệ sở hữu xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản đó.
Cả hai tội phạm này đều là lỗi cố ý
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì cần giải pháp về lĩnh vực pháp luật, hãy tham khảo tại: Pháp trị
Cướp tài sản | Cướp giật tài sản |
Luôn có sự xâm phạm đến quyền sở hữu và sức khỏe hoặc tính mạng của chủ sở hữu tài sản đó | Luôn có sự xâm phạm đến quyền sở hữu nhưng có thể có hoặc không xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng của chủ sở hữu tài sản. |
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi có khả năng làm cho nạn nhân mất hoàn toàn năng lực phản kháng sau đó chiếm đoạt tài sản | Việc chiếm đoạt tài sản không che giấu đối với nạn nhân và những người khác, lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, chiếm đoạt tài sản nhanh chóng và sau đó tẩu thoát một cách nhanh chóng không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực |
Mức hình phạt cướp tài sản thấp nhất 3 năm tù và cao nhất là tử hình | Mức hình phạt cướp giật tài sản có mức hình phạt thấp 1 năm tù và cao nhất tù chung thân. |
Trạng thái nạn nhân trong cướp tài sản không thể chống cự | Trạng thái nạn nhân trong cướp giật tài sản là không kịp trở tay. |
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm về Tội cướp tài sản.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm