Tội làm nhục đồng đội

view 127
comment-forum-solid 0

Tội làm nhục đồng đội là hành vi công khai xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của đồng đội, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Quy định về tội làm nhục đồng đội

"1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

h) Làm nạn nhân tự sát".

Dấu hiệu pháp lý tội làm nhục đồng đội

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là đoàn kết giữa đồng chí, đồng đội trong đơn vị quân đội; quan hệ về mặt nhân phẩm, danh dự của người đồng đội.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng hành vi làm nhục đồng đội, có nghĩa là sử dụng lời nói, cử chỉ hoặc những hành vi khác (ví dụ: quay phim, chụp ảnh rồi đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng như facebook, báo điện tử...) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người đồng đội.

hành vi làm nhục đồng đội thực hiện do mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải quyết công việc tại đơn vị và quan hệ công tác giữa người phạm tội và nạn nhân. Nếu hành vi làm nhục được thực hiện trên cơ sở mâu thuẫn cá nhân thì hành vi cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi của mình xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của đồng đội trong quan hệ công tác và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là những người phục vụ trong quân đội, gồm: (1) Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng; (2) Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; (3) Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; (4) Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.

Xem thêm:

Khuyến nghị công ty Luật TNHH Everest 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm muc địch nghiên Cứu khoa học hoặc phố biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó chỉ có thể là quan điểm cá nhân của nguời viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vẫn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư ván pháp luật: 1900 6198, Emai: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.54453 sec| 1020.164 kb