Tội phạm tham nhũng đang ngày càng xuất hiện phổ biến tại các nước đang phát triển trong đó có nước Việt Nam ta. Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình tìm ra giải pháp để chống lại loại tội phạm tham nhũng này. Tội phạm tham nhũng là tội phạm cực kì nguy hiểm, họ đã tạo nên sự bức xúc đối với nền kinh tế và đối với sự phát triển của nền Việt Nam. Vậy tham nhũng là gì, tội phạm tham nhũng được cấu thành tội phạm và có những hình phạt ra sao? Sau đây là nội dụng mà Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các bạn.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tham nhũng là hành vi cực kì nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này đã xâm phạm đến hoạt động minh bạch, sự uy tín và quá trình làm việc đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Những người thực hiện hành vi tham nhũng này bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn do mình đang đảm nhiệm để thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm như sử dụng trái phép tài sản để phục vụ cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt tài sản của công dân, vụ lợi, hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, quyền và lợi ích của cá nhân.
Tội phạm tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chúng có thể cấu kết với nhau để thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng những phương thức vô cùng xỏa huyệt, tinh vi nhằm mục đích hoàn thành được ý đồ tham nhũng của mình.
Tội phạm về tham nhũng bao gồm các tội danh sau: Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, Tội giả mạo trong công tác. (Căn cứ: Điều 353, Điều 354, Điều 355, Điều 356, Điều 357, Điều 358, Điều 359, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
Mặt khách quan: Tham ô tài sản là hành vi tội phạm về tham nhũng do những người đang đảm nhiệm chức vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, sở hữu tài sản mà mình chỉ có trách nhiệm được quản lý. Đây là điều kiện thuận lợi để họ thực hiện hành vi tham ô, tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng trái với lương tâm, trái với pháp luật.
Mặt chủ quan: Tội phạm tội về tham ô là một trong những tội phạm về tham nhũng. Họ thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Họ biết rằng đây là hành vi trái pháp luật, trái với đạo đức nhưng vì sự tham làm của mình họ vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Mục đích của họ là tham nhũng, vụ lợi, chiếm đoạt tài sản, ham mê lợi ích vật chất. Họ đã lợi dụng quyền hạn để có được tài sản như tiền bạc, đá quý, gỗ quý bằng hành vi tham nhũng, tham ô.
Chủ thể của tội tham ô: Chủ thể là phải từ đủ 16 tuổi là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội tham ô là chủ thể đặc biệt vì phải là người nắm giữ chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài.
Mặt khách thể: Đây là tội phạm xâm hại trực tiếp đến mối quan hệ xã hội liên. Hành vi này xâm hại trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Trong một số trường hợp, tội phạm tham nhũng hay tham ô còn dùng những thủ đoạn để tạo sức ép cho người dân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân của người dân.
Hình phạt chính: Phạt tù ( Căn cứ theo Khoản 1,2,3,4; Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Căn cứ theo Khoản 5, Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Xem thêm: Tội rửa tiền
Mặt khách quan: Đây là một trong những tội phạm về tham nhũng, họ cũng là những người nhằm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đề nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác. Họ dùng chức vụ của mình để hứa hẹn với người đưa hối lộ bằng cách làm hoặc hoặc giúp đỡ người đưa hối lộ một việc nào đó theo yêu cầu người hối lộ.
Ví dụ như sẽ giúp người đưa hối lộ được thăng chức, được chạy án,... Hành vi nhận hối lộ thông thường sẽ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian bằng cách nhờ người khác chuyển giúp hoặc nhờ người khác nhận giúp.Tài sản dùng để hối lộ đa số đều là những tài sản có giá trị như tiền, gỗ quý, đá quý,… Trường hợp chỉ mới nhận một phần tiền hối lộ cũng được cấu thành tội nhận hối lộ. Những trường hợp nhận món quà tinh thần, những món quà quê do người khác biếu thì không được cấu thành tội hối lộ.
Mặt chủ quan: Những người phạm tội nhận hối lộ và thực hiện hành vi nhằm tham nhũng đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rằng họ là người có chức vụ và việc nhận tiền của người khác với mục đích hối lộ là trái đạo đức, trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện hành vi tham nhũng, vẫn nhận tiền hối lộ và thực hiện hành vi giúp đỡ, bao che cho người đưa hối lộ.
Chủ thể: Chủ thể phạm tội nhận hối lộ với mục đích tham nhũng là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi. Chủ thể của tội nhận hối lộ là những người đang đảm nhiệm chức vụ, đang nắm giữ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài. Họ đã thực hiện hành vi tham nhũng bằng cách dùng chính chức vụ, quyền hạn mình đang nắm giữ liên quan liên quan trực tiếp đến việc có thể giúp đỡ, bao che và giải quyết công việc cho người đưa hối lộ.
Mặt khách thể: Tội phạm hối lộ tội với mục đích thực hiện hành vi tham nhũng đều phạm xâm hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội, là hành động không đúng đắn, vi phạm tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, uy tín của tổ chức do nhà nước quy định. Hành vi tham nhũng này đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến lòng tin của người dân đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền.
Hình phạt chính: Phạt tù ( Căn cứ theo Khoản 1,2,3,4 Điều 354, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. ( Căn cứ theo Khoản 5, Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Có thể bạn quan tâm: Tội đánh bạc
Mặt khách quan: Tội phạm này đã lợi dụng quyền hạn của mình mục đích tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc tài sản do chính mình quản lý. Để thực hiện hành vi này, họ dựa trên cơ sở chức vụ mình đang nắm giữ và quyền hạn vốn có của mình. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một công cụ để thực hiện những hành vi trái đạo đức trái với pháp luật để chiếm đoạt tài sản của người dân hoặc của cơ quan tổ chức. Với thủ đoạn, mưu mô chiếm đoạt tài sản của người khác, người phạm tội bất chấp thực hiện nhiều hành vi như lừa đảo, cấu kết với những người khác để chiếm đoạt tài sản.
Thực tế, những thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để yêu cầu nhân viên, đe dọa, uy hiếp tinh thần, cấu kết với nhiều người với mục đích tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của tổ chức hay cá nhân.
Mặt chủ quan: Tội phạm đã lạm dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ thực hiện hành vi trên vì muốn vụ lợi bất chính, chiếm đoạt tài sản của cá nhân hay cơ quan tổ chức khác. Với mục đích là chiếm đoạt tài sản mà họ đã bất chấp hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của mình. Họ biết trước hành vi của mình là sai trái thành mục đích tham nhũng của mình là sai trái so với luật định nhưng vẫn thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra.
Chủ thể: Chủ thể phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi. Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài. Chức vụ, quyền hạn ấy phải liên quan liên quan trực tiếp đến việc chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hay cá nhân.
Mặt khách thể: Tội phạm là một trong những tội phạm về tham nhũng chính là lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đã xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, xâm phạm nghiêm trọng đến các hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức.
Hình phạt chính: Phạt tù ( Căn cứ theo Khoản 1,2,3,4 Điều 355, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Căn cứ theo Khoản 5, Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Xem thêm: tội phạm về tiền và giấy tờ có giá
Mặt khách quan của tội phạm: Đây là tội phạm về tham nhũng, nhằm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, làm và cấp giấy tờ giả mạo, làm sai số liệu, chỉnh sửa con dấu, mộc đỏ,… Đây là hành vi vô cùng nghiêm trọng, làm tổn hại đến uy tín của một cơ quan, tổ chức, làm sai lệch thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và người có liên quan.
Mặt chủ quan của tội phạm: Vì mục đích tham nhũng đã giả mạo trong công tác được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là những hành vi nhằm giả mạo các giấy tờ, tài liệu, số liệu, cấp giấy tờ giả, con dấu… vì mục đích vụ lợi cá nhân. Người đảm giữ chức vụ, quyền hạn nhận biết rõ hành vi ấy là trái đạo đức, trái với quy định pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức, cơ quan nhưng họ vẫn bất chấp việc làm giả đó và mong muốn hành vi đó xảy ra. Biết rằng hành vi của mình ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơ quan, tổ chức nhưng vẫn thực hiện và bất chấp thực hiện hành vi ấy.
Chủ thể: Chủ thể giả mạo trong công tác là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi. Chủ thể của tội giả mạo trong công tác là người có chức vụ, nắm giữ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức nước ngoài.
Khách thể của tội phạm: Tội giả mạo trong công tác là hành vi xâm hại trực tiếp đến mối quan hệ xã hội, làm cho cơ quan, tổ chức bị mất uy tín, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tội phạm đã thực hiện việc giả mạo, lợi dụng xơ hở trong quá trình công tác, quá trình làm việc để thực hiện được hành vi tham nhũng. Đối tượng đã bất chấp vi phạm pháp luật bằng cách giả mạo giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức. Họ đã chỉnh sửa làm cho các tài liệu, giấy tờ, chữ ký của người có chức vụ, làm cho số liệu trong các tài liệu không đúng với thực tế, bị sai lệch thông tin một cách trầm trọng, làm mất giá trị của các giấy tờ, làm cho số liệu trong các tài liệu không đúng với thực tế.
Xem thêm thông tin chi tiết về Tội giả mạo trong công tác
Hình phạt chính: Phạt tù ( Căn cứ theo Khoản 1,2,3,4 Điều 359, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, phạt tiền. (Căn cứ theo Khoản 5, Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Bài viết này, giúp chúng ta có kiến thức và hiểu rõ hơn về tội phạm tham nhũng và các loại tội phạm về tham nhũng. Hiện nay, tội phạm tham nhũng đang xuất hiện rất nhiều, đây là tội phạm vô cùng nguy hiểm cho xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin về pháp luật hình sự tại Pháp trị - Kiến thức Hình sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm