Bài viết dưới đây Công ty TNHH Luật Everest sẽ tổng hợp cho các bạn một số tội phổ biến về hàng cấm để các bạn có thể tránh được nguy cơ ngồi tù.
Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198
Hàng cấm được hiểu là những hàng hóa có thể gây hậu quả xấu cho xã hội, kinh tế và môi trường bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi dưới bất cứ hình thức nào.
Những mặt hàng cấm không được cố định mà có sự thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên cũng sẽ có những mặt hàng cấm có tính chất vĩnh viễn như ma túy.
Hiện nay những hàng cấm được quy định tại phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006.
Khách thể
Người thực hiện hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hàng hoá cấm kinh doanh.
Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể thường.
Mặt khách quan của tội này theo quy định gồm 2 loại hành vi:
(i) Hành vi sản xuất hàng giả: bao gồm là một trong các hành vi chế tạo, in ấn, gia công, chế bản, đặt hàng, sơ chế, chiết xuất, tái chế, chế biến, lắp ráp, pha trộn, sang chiết, nạp, san chia, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả.
(ii) Hành vi buôn bản hàng giả, người thực hiện hành vi chỉ bị coi phạm tội khi họ biết rõ hàng hóa đó là hàng giả nhưng vẫn muốn thu lời bất chính. Hành vi này có thể là bày bán, lưu giữ, chào hàng, vận chuyển, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hoặc là hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông
Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành vi của họ.
Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt cơ bản, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt tăng nặng, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khoản 3 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt tăng nặng, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khoản 4 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt bổ sung.
Khoản 5 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại.
Chúng ta có thể hiểu tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào. Vận chuyển hàng cấm là việc di chuyển hàng cấm bằng mọi hình thức từ nơi này đến nơi khác.
Khách thể
Người thực hiện hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hàng hoá cấm kinh doanh.
Mặt khách quan
Đối với tội tàng trữ hàng cấm: người phạm tội có hành vi tàng trữ các mặt hàng được quy định tại phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006.
Đối với tội vận chuyển hàng cấm: người phạm tội có hành vi di chuyển hàng cấm bằng mọi hình thức từ nơi này đến nơi khác với những phương thức, thủ đoạn khác nhau.
Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể thường.
Mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành vi của họ.
Khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt cơ bản, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt tăng nặng, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt tăng nặng, nếu người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm theo điều luật này thì họ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khoản 4 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt bổ sung.
Khoản 5 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại.
Chúng ta cũng cần phân biệt tội này với tội sản xuất hàng giả.
Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Người buôn bán hàng cấm sẽ bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tội này khác với tội buôn lậu.
Nếu như shipper biết đó là hàng cấm mà vẫn vận chuyển thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Còn nếu shipper không biết sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm