Quy định của pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng

Bởi Trần Thu Thủy - 25/09/2021
view 318
comment-forum-solid 0

Gây rối trật tự công cộng đã dần trở nên phổ biến ngày nay. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý hành chính hay hình sự? Quy định của pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng hiện nay như thế nào?

Quy định của pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng, xâm phạm tình trạng ổn định của sinh hoạt chung có tổ chức, có kỷ luật của xã hội. Biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:

(i) Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;

(ii) Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;

(iii) Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;

(iv) Tụ tập đánh nhau...

Hành vi trên có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

Các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng.

Khách thể

Khách thể của tội phạm này là sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn công cộng qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh cũng như hoạt động bình thường của xã hội tại nơi công cộng.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội gây rối trật tự công cộng là các hành vi như đánh nhau, càn quấy, phá phách… ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng.

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này. Trường hợp hành vi gây rối loạn trật tự công cộng chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi trên hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích thì cũng được coi là phạm tội gây rối trật tự công cộng.

Bên cạnh đó, nếu hành vi gây rối trên xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì người phạm tội có thể sẽ bị xử lý về tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc tội hủy hoại tài sản.

Mặt chủ quan 

Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý phạm tội

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm trên là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

"Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm"

Tuy nhiên, tùy vào mức độ và hành vi vi phạm, người phạm tội có thể bị xử lý với các mức hình phạt khác nhau. Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 điều luật trên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02năm đến 07 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

(i) Phạm tội có tổ chức;

(ii) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

(iii) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

(iv) Xúi giục người khác gây rối;

(v) Người phạm tội hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

(vi) Tái phạm nguy hiểm.

Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm trật tự công cộng

Việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, các hành vi trên có thể bị xử lý với các khung xử phạt như sau:

Thứ nhất, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định trên.

Thứ hai, Phạt tiền từ 500.000 đến 01 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thuộc các trường hợp như: Đánh nhau hay xúi giục người khác đánh nhau; báo thông tin không đúng sự thật đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;... và một số hành vi khác được quy định tại Khoản 2 điều luật trên.

Thứ ba, Phạt tiền từ 02 đến 03 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Nghị định trên.

Thứ tư, Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng khi hành vi gây rối thuộc một trong hai trường hợp:

(i) Có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

(ii) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

Theo quy định trên, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 nghìn đồng đến 05 triệu đồng.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.09683 sec| 1026.563 kb