Trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm các quy định về quản lý thuế của Nhà nước và sẽ phải chịu xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Trốn thuế là hành vi của các cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm giảm số thuế phải nộp của đơn vị kinh doanh hoặc hành vi không nộp thuế.
Ví dụ như: Bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu, tạo hóa đơn giả tạo nhằm tăng chi phí mua bán và mức khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả hoàn thuế giá trị gia tăng,…
Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải nộp thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn mức thuế phải đóng. Tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật hình sự, với hình phạt vô cùng nghiêm khắc là bảy năm tù và phạt gấp ba lần số tiền đã trốn thuế.
Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội trốn thuế thể hiện ở các hành vi sau:
(i) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau thời gian 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế mà không tiến hành nộp thuế theo quy định của pháp luật;
(ii) Không ghi chép lại trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
(iii) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoặc ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế khi bán ra của hàng hóa, dịch vụ;
(iv) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa hay nguyên liệu đầu vào trong các hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp, làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, tăng số tiền thuế được khấu trừ hay được hoàn;
(v) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định không đúng số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
(vi) Khai không đúng với thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
(vii) Cố ý không kê khai hoặc khai không đúng về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(viii) Cấu kết với bên gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
(ix) Sử dụng hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa miễn thuế hoặc xét miễn thuế sai mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế của Nhà nước;
Như vậy, ngoài hành vi không nộp thuế thì hành vi mua bán trái phép hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn không hợp pháp trong việc khai thuế có thể cấu thành tội trốn thuế.
Tuy nhiên, các hành vi trên chỉ cấu thành tội trốn thuế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
(ii) Trốn thuế dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Bộ luật Hình sự, vẫn chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan
Hành vi phạm tội của người phạm tội trốn thuế được xem là lỗi cố ý.
Chủ thể
Bất kỳ cá nhân nào có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 79 Bộ luật Hình sự thì đều là chủ thể của tội trốn thuế.
Khách thể
Tội trốn thuế xâm phạm các quy định của Nhà nước về thuế, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước trong việc thu thuế.
Hình phạt chính
(i) Phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù lên đến 02 năm;
(ii) Phạt tiền lên đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù lên đến 03 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng lên tới dưới 1.000.000.000 đồng;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Tái phạm nguy hiểm.
(iii) Phạt tiền lên đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tù, áp dụng đối với các trường hợp trốn thuế với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội trốn thuế còn có thể bị phạt tiền lên tới 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định tới 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(i) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, đã bị phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Bộ luật Hình sự, dù chưa được xóa án tích nhưng lại vi phạm;
(ii) Phạt tiền lên tới 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200;
(iii) Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200;
(iv) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự;
(v) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền lên tới 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn lên tới 03 năm.
Bạn hãy tham khảo bài sau để có cái nhìn tổng quát hơn: Pháp nhân thương mại phạm tội
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Căn cứ theo Điều 13, thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế đã quy định rất rõ ràng về hình thức xử phạt đối với hành vi trốn thuế. Tùy vào số tiền thuế phải nộp, hình thức trốn thuế mà sẽ mức xử phạt khác nhau. Cụ thể như sau:
(i) Người nào trốn thuế với số tiền từ 100 đến 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu nhưng đã từng bị xử lý vì tội này mà tái phạm thêm nữa sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong vòng 2 năm.
(ii) Khi trốn thuế với tổng số tiền lên đến 600 triệu đồng hay tái phạm sẽ bị phạt hành chính gấp 5 lần số tiền trốn thuế. Hoặc người vi phạm cũng có thể bị phạt tù giam tới 3 năm.
(iii) Phạm tội trốn thuế từ 600 triệu đồng trở lên hoặc với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị phạt tù lên đến 07 năm.
Như vậy, đối với cá nhân có hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ phạm tội.
Trốn thuế hay gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp chính là doanh nghiệp đó không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế gây ra ảnh hưởng đến việc truy thu thuế của Nhà nước. Người vi phạm nghĩa vụ thuế không chỉ có người nộp thuế mà còn có người thu thuế như cán bộ, cơ quan, công chức có nghĩa vụ thu thuế của doanh nghiệp… Tại Việt Nam các vấn đề vi phạm gian lận trốn thuế thu nhập doanh nghiệp đều sẽ bị xử lý rất nặng để răn đe cảnh báo cho các đơn vị. Mức xử phạt hình sự thì người vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải ngồi tù hoặc những mức án hình sự khác.
Tuy nhiên, xử phạt hình sự còn phụ thuộc vào mức độ vi phạm, thái độ hợp tác trong công tác điều tra. Với những trường hợp nặng, hành vi trốn thuế này có thể bị xử lý hình sự với thời gian ngồi tù lên tới 7 năm.
Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị phạt tiền lên tới 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.
Điều 114 Luật đất đai 2013, Nhà nước ban hành các quy định về khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể để các bên có cơ sở tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là căn cứ tính tiền sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất đai, tính phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất, căn cứ tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo quy định này, giá khi các bên chuyển nhượng, mua bán đất sẽ không bắt buộc áp theo giá đất do Nhà nước ban hành, mà do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, khi các bên tiến hành chuyển nhượng đất sẽ phát sinh các nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, trong đó một trong những căn cứ tính các loại thuế, phí này là giá đất. Nếu các bên đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đơn giá quy định của nhà nước tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất thì không thể xác định được rằng có dấu hiệu của tội trốn thuế.
Tuy nhiên, nếu các bên lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba (tức giá trong hợp đồng chuyển nhượng được ghi thấp hơn giá đất khi chuyển nhượng thực tế nhằm mục đích trốn thuế) thì đây chính là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, nếu các bên chuyển nhượng trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên thì sẽ được coi là phạm tội trốn thuế. Cơ quan chức năng có thể căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 200 Bộ luật Hình sự “Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn” để xác định tội trốn thuế.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng về quyền sử dụng đất chính xác nhất theo quy định pháp luật
Tránh thuế là một hành vi mà các cá nhân và doanh nghiệp để tránh việc nộp thuế. Tránh thuế được thực hiện bằng cách tuân thủ các quy tắc và quy định, nhưng đồng thời bằng cách tìm ra các lỗ hổng trong luật thuế và lợi dụng những thiếu sót đó để không phải nộp thuế. Những người tránh thuế sẽ tìm cách khai thác hệ thống thuế các quy định của Nhà nước một cách hợp pháp để tránh phải trả hoặc giảm số tiền thuế.
Trốn thuế là hành vi bất hợp pháp được sử dụng để tránh việc nộp thuế. Hành vi được thực hiện bởi các phương thức mà pháp luật không cho phép nhằm làm giảm đi số tiền thuế phải nộp của đơn vị kinh doanh hoặc không nộp tiền thuế. Trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính, thanh toán toàn bộ số tiền thuế phải trả và thậm chí có thể bị truy tố hình sự.
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa trốn thuế và tránh thuế nằm ở chỗ trốn thuế là hành vi bất hợp pháp, trong khi đó, tránh thuế là một phương pháp hợp pháp được sử dụng để giảm các khoản thanh toán thuế phải nộp.
Bạn có thể tìm đọc các bài viết về lĩnh vực hình sự khác tại đây.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm