Nội dung bài viết [Ẩn]
Quyền tự do con người là một trong những yếu tố quan trọng mà các quốc gia luôn đề cao, Việt Nam đã ghi nhận quyền tự do con người trong Hiến pháp năm 2013. Những hành vi xâm phạm quyền tự do con người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198
Theo quan niệm triết học, tự do là tình trạng cá nhân không chịu bất cứ một sự ép buộc nào, họ có cơ hội để hành động, lựa theo theo mong muốn của bản thân.
Quyền tự do con người được hiểu là quyền tự nhiên của con người, không bị bất cứ ai tước bỏ vì lý do không chính đáng. Hiện nay quyền tự do con người được cả thế giới đấu tranh và bảo vệ.
Các hành vi xâm phạm quyền tự do con người phải chịu trách nhiệm hình sự được Nhà nước quy định rõ trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do con người được quy định rõ tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó tội xâm phạm chỗ ở của người khác được hiểu là hành vi khám chỗ ở trái pháp luật, đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật hoặc có những hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trái pháp luật.
Chúng ta có thể thấy hành vi xâm phạm chỗ ở trái pháp luật bao gồm ba loại hành vi sau: khám, đuổi hoặc các hành vi khác.
Tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác theo quy định có ba khung hình phạt:
Khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là cấu thành tội phạm cơ bản có hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tối đa đến 1 năm.
Khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là cấu thành tội phạm tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Khoản 3 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ.
Đây là tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự do con người. Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định rõ về tội phạm này. Theo đó người có hành vi vi phạm đến tội phạm này được hiểu là người có một trong những hành vi sau: Chiếm đoạt thư tín, telex, điện báo, fax hoặc văn bản khác của người khác được đưa, truyền bằng mạng viễn thông, bưu chính dưới bất kỳ hình thức nào; cố ý làm thất lạc, hư hỏng hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của telex, điện báo, fax, thư tín hoặc văn bản khác của người khác được đưa, truyền bằng mạng viễn thông, bưu chính; ghi âm, nghe cuộc đàm thoại trái pháp luật; khám xét, thu giữ điện tín, thư tín trái pháp luật; hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tín, điện thoại, fax, telex hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có ba khung hình phạt.
Khoản 1 Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là cấu thành tội phạm cơ bản có hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là cấu thành tội phạm tăng nặng với khung hình phạt từ 01 năm đến 03 năm tù.
Khoản 3 Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ.
Bầu cử và ứng cử là những quyền tự do của con người được quy định trong Hiến pháp.Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi xâm phạm quyền bầu cử của công dân, quyền ứng cử của công dân được biểu hiện như sau: cá nhân hoặc tổ chức có hành vi lừa gạt, có hành vi cưỡng ép, có hành vi mua chuộc hoặc dùng những thủ đoạn khác với mục đích cản trở quyền bầu cử, ứng cử của một cá nhân nào đó.
Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử có ba khung hình phạt.
Khung hình phạt 1 có hình phạt như sau: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Khung hình phạt 2 là phạt tù từ 01 đến 02 năm.
Khung hình phạt 3 là hình phạt bổ sung.
Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới được hiểu là trường hợp vì lý do giới mà thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, chính trị, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao, y tế. Những hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do con người.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo bao gồm những hành vi cản trở việc khiếu nại, tố cáo; hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo bằng nhiều hình thức khác nhau như không lên lương, buộc thôi việc, không cho đi học; hành vi không chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về việc xét và giải quyết các tố cáo, khiếu nại như lẩn tránh, từ chối, dây dưa, trì hoãn…Những hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do con người.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin là những quyền tự do con người được quy định trong Hiến pháp. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tăng nặng của tội này từ 01 đến 05 năm tù.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Bắt giữ người trái pháp luật là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền tự do của con người, phải chịu các chế tài được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Bạn có thể tìm đọc các bài viết pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm