Các quy định về hình phạt theo pháp luật hiện hành

view 284
comment-forum-solid 0

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước. Vậy các loại hình phạt trong luật hình sự là gì? Thế nào là hình phạt chính và hình phạt bổ sung? Bài viết dưới đây công ty sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về vấn đề này.

Các quy định về hình phạt theo pháp luật hiện hành Luật sư tập sự Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài tư vấn: 1900.6198

Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt?

Khái niệm hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó chúng ta có thể hiểu hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước. Hình phạt chỉ do Tòa án quyết định đối với những cá nhân hoặc pháp nhân thương mại mà họ phạm tội với mục đích để tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của những chủ thể đó.

Xuất phát từ thuật ngữ trên chúng ta có thể thấy mục đích của hình phạt trước hết là trừng trị người phạm tội bởi hành vi của họ, đồng thời còn giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Bên cạnh đó hình phạt còn là một sự răn đe, giáo dục những người khác trong xã hội để họ tôn trọng pháp luật, nâng cao ý thức trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Phân loại hình phạt hình sự

Theo khoa học luật hình sự, chúng ta có thể phân loại hình phạt trong luật hình sự thành hai nhóm dưới đây:

Hình phạt chính

Hình phạt chính chúng ta có thể hiểu đây là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm. Một hành vi phạm tội của một người thì Tòa án chỉ có thể tuyên một hình phạt chính.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Phạt tiền; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình.

Hình phạt bổ sung 

Chúng ta có thể hiểu hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Loại hình phạt này chỉ áp dụng đối với những tội phạm nhất định được quy định theo pháp luật nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung chỉ có thể áp dụng khi người bị kết án có hình phạt chính. Đồng thời mỗi cá nhân hoặc pháp nhân phi thương mại có thể bị áp dụng nhiều hình phạt bổ sung.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Quản chế; Cấm cư trú; Tịch thu tài sản; Tước một số quyền công dân; khi không áp dụng là hình phạt chính, phạt tiền và trục xuất có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung được Nhà nước quy định cụ thể tại các tội phạm mà người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, công việc nhất định hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội hoặc người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể hoặc của công dân

Các loại hình phạt

Cảnh cáo

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt cảnh cáo sẽ được áp dụng đối với những tội phạm ít nghiêm trọng, bản thân họ có nhiều tình tiết giám nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng chưa đạt đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính khi người phạm tội rơi vào một trong các trường hợp sau: phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định; phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định.

Đối với những người phạm tội về ma túy, tham nhũng hoặc những tội phạm khác do Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì phạt tiền sẽ được áp dụng là hình phạt bổ sung.

Cải tạo không giam giữ

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trục xuất

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tù có thời hạn

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù chung thân

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Tử hình

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Cấm cư trú

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự năm, 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Tước một số quyền công dân

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Một trong những căn cứ để Tòa án xác định hình phạt là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Các câu hỏi thường gặp về hình phạt

Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi.

Bạn có thể tìm đọc các bài viết pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.23873 sec| 1069.578 kb