Khi nào được xóa án tích? Thủ tục xóa án tính mới nhất theo pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Án tích là một thuật ngữ pháp lý được đặt ra cho một người khi họ có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án về hành vi đó. Do đó chúng ta có thể thấy án tích là một vết xấu trong lý lịch nhân thân của người phạm tội vì nó được lưu và ghi lại trong lý lịch tư pháp theo một thời gian mà pháp luật quy định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành xóa án tích là việc một người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết án về một tội phạm, đã chấp hành xong các hình phạt và bản thân họ đủ các điều kiện về xóa án tích thì được cơ quan có thẩm quyền xóa án tích theo quy định của luật.
Một người khi đã được xóa án tích sẽ được coi như chưa bị kết án.
Để được xóa án tích khi không thuộc trường hợp được xóa đương nhiên thì người phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(i) Người đó không phạm về các tội phá hoại hòa bình, chống phá loại người và tội phạm chiến tranh (Chương XXVI) hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(ii) Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt chính, nếu người đó bị áp dụng án treo thì phải hết thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án
(iii) Từ khi hết thời gian thử thách án treo hoặc chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong các quyết định khác, hình phạt bổ sung của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới theo thời hạn từ 01 năm đến 05 theo từng trường hợp được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đương nhiên được xóa án tích khi họ đáp ứng được các điều kiện quy định trong Bộ luật Hình sự.
Đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, người phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau:
(i) Người đó phạm về các tội phá hoại hòa bình, chống phá loại người và tội phạm chiến tranh (Chương XXVI) hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(ii) Người phạm tội đã hết thời gian thử thách của án treo, đã chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hiệu thi hành bản án
(iii) Từ khi hết thời gian thử thách án treo hoặc chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong các quyết định khác, hình phạt bổ sung của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới theo thời hạn từ 01 năm đến 07 theo từng trường hợp được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thẩm quyền được xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích thuộc về Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
Hồ sơ về trường hợp đương nhiên được xóa án tích gồm:
Một là, đơn xin xóa án tích (được trình bày theo mẫu mà pháp luật quy định).
Hai là, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp.
Ba là, giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt;
Bốn là, giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an)
Năm là, bản sao hộ khẩu;
Sáu là, bản sao chứng minh nhân dân.
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, thời hạn được xóa như sau:
"Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung."
Căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì thời hạn được xóa án tích xác định như sau:
"Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;
b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
c) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung."
Theo quy định của pháp luật hiện hành việc tính lại thời hạn sẽ áp dụng khi người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
Bạn có thể tìm đọc các bài viết pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.
Xóa án tích án treo thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích theo khoản 1,2 và 3 Điều 70 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu người phạm tội có đủ các điều kiện sau:
Một là người phạm tội bị kết án về tội lừa đảo nêu không thuộc các tội quy định tại chương XIII và chương XXVI Bộ luật Hình sự;
Hai là người phạm tội bị phạt tù nhưng được hưởng án treo;
Ba là, kể từ khi bị kết án không phạm tội mới và đã chấp hành xong tất cả các quyết định của Bản án như thời gian thử thách, án phí, thực hiện trách nhiệm bồi thường dân dự ...theo cách tính quy định tại điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII Bộ luật Hình sự 2015.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Có thể bạn quan tâm về: Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm