Trong xã hội pháp lý ngày nay, việc xúc phạm danh dự, nhân nhẩm của người khác không còn đơn thuần là việc hạ thấp, sỉ nhục giá trị của đối phương mà còn là vấn đề của pháp luật hình sự. Pháp luật chịu trách nhiệm về mặt bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho công dân. Vậy nên, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm dù là ở mức độ nặng hay nhẹ đều phải chịu trách nhiệm và nghiêm túc nhận hành phạt.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác. Đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác được cấu thành theo bốn khía cạnh như sau: Mặt khách quan - mặt chủ quan, chủ thể - khách thể.
Mặt khách quan:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác về mặt khách quan có thể được chia ra làm hai trường hợp:
Một là xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng lời nói. Người thực hiện hành vi này sẽ cố tình dùng những lời nói không hay, thô bỉ, tục tĩu nhằm miệt thị, lăng mạ, hạ thấp danh dự, uy tín của bạn.
Hai là xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng hành động. Người thực hiện hành vi này sẽ có những hành động quá đáng, mang tính chất bỉ ổi, vô văn hóa như: cố tình nhổ nước bọt vào mặt, ném rác, đá, những đồ bẩn vào người bạn,...
Những hành vi này có thể được thực hiện công khai hoặc qua chủ thể trung gian, gây ảnh hưởng đến bạn. Người có ý muốn xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn có thẻ tung tin đồn xấu, vu khống để người khác hiểu sai và đánh giá không tốt về bạn.
Tùy thuộc vào mức độ gây hại, người thực hiện pháp lý sẽ cân nhắc vào thái độ nhận thức của người phạm tội, những hậu quả tổn thương từ việc bị lăng mạ, xúc phạm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Từ đó sẽ xem xét và đưa ra mức độ hình phạt thích đáng mà người phạm tội phải nhận.
Mặt chủ quan:
Về mặt chủ quan sẽ được đánh giá dựa trên hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác của chủ thể phạm tội. Người phạm tội tự nhận thức được bản thân đang cố ý hạ thấp danh dự của đối phương nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đáng trách này.
Chủ thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Chủ thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là người có đủ tuổi năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Số tuổi được quy định là 16 tuổi.
Khách thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Chủ thể phạm tội xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự của người khác. Chỉ cần chủ thể tội phạm đủ tuổi năng lực chịu trách nhiệm về pháp lý, dù mức độ xúc phạm nặng hay nhẹ cũng phải chịu hình phạt thích đáng.
Có thể bạn quan tâm: Làm nhục người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nếu ở mức độ nhẹ người phạm tội phải chịu hình phạt theo trách nhiệm hành chính. Còn nếu hành vi ở mức độ nặng buộc người phạm tội phải bị truy cứu theo trách nhiệm về mặt hình sự.
Một là, "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác’’. ( Theo khoản 1 điều 5 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP )
Hai là, "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" ( Theo điểm A khoản 3 Điều 99 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP).
Pháp luật nghiêm trị những chủ thể có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Theo Điều 155 Bộ luật hình sự - Tội làm nhục người khác, người phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác phải những hình phạt như sau:
(i) Người phạm tội nghiêm trọng về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hoặc nghiêm trọng hơn, chủ thể phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
(ii) Người phạm tội rơi vào một trong các trường hợp dưới đây phải chịu hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm:
- Phạm tội từ 2 lần trở lên.
- Lợi dụng, lạm dụng chức quyền, quyền hạn.
- Đối với người đang thực hiện thi hành công vụ.
- Đối với bậc sinh thành, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
- Sử dụng, lợi dụng các trang mạng xã hội, mạng viễn thông để thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Gây rối loạn, tổn thương, đả kích đến tinh thần và hành vi của nạn nhân, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%.
(iii) Người phạm tội rơi vào một trong các trường hợp dưới đây phải chịu hình phạt từ 2 năm đến 5 năm:
- Gây rối loạn, tổn thương đến tinh thần và hành vi của nạn nhân, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
- Dồn ép nạn nhân đến bước đường tự sát.
(iv) Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp luật chịu trách nhiệm vào bảo đảm, bảo vệ an toàn về quyền sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của toàn người dân. Các cá nhân, tổ chức cần phải tự nhận thức rõ về hành vi của mình, đáp ứng và tuân thủ nghiêm túc các điều luật mà pháp luật quy định để tránh phạm phải, đồng thời còn góp phần xây dựng một xã hội, cộng đồng văn hóa, văn minh, lành mạnh.
Xem thêm tại bài viết Tội xâm phạm trật tự công cộng để tìm hiểu thêm về các tội khác liên quan!
Có một số ý kiến từ phạm nhân cho rằng, đây là quyền tự do ngôn luận, không được đưa vào tội làm nhục người khác. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lệch, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc chủ thể có thể tùy tiện dùng lời nói xúc phạm, bôi nhọc đến người khác. Tự do ngôn luận phải được thực hiện trong phạm vi khuôn khổ, giới hạn nhất định.
Vậy, hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội, cụ thể là Facebook có được đưa vào để truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự hay không?
Xem thêm thông tin về Xúc phạm danh dự trên mạng xã hội
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội mà các hành vi vu khống, xúc phạm, nhục mạ danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo bộ luật cho phép.
Trong đó, Hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, trong trường hợp người phạm tội đủ tuổi có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Các hành vi bôi nhọc, xúc phạm, hạ thấp giá trị của người khác và làm tổn thương, đả kích đến tinh thần lẫn thể chất của nạn nhân có thể chịu hình phạt từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây rối loạn tinh thần và hành vi của nạn nhân một cách nghiêm trọng hơn, tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc ép bức nạn nhân đến bước đường tự sát thì có thể bị phạt từ 2 đến 5 năm năm tù.
Ngoài ra, hành vi đăng tải thông tin trên các trang mạng xã hội, người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, có những hành vi bịa đặt, vu khống, lan truyền tin đồn thất thiệt, sai sự thật, nhằm hạ uy tín, bôi nhọc nhân phẩm, danh dự hoặc gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, việc sử dụng, lợi dụng bằng hình thức trung gian qua các trang mạng xã hội cũng được xem là thuộc mức độ nặng trách nhiệm hình sự, tội vu khống, bịa đặt có thể bị phạt 1 năm đến 3 năm tù. Nghiêm trọng hơn, nếu phạm nhân có động cơ đê hèn, làm tổn thương, rối loạn tinh thần và hành vi của nạn nhân, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc bức ép nạn nhân tự sát có thể chịu mức án từ 3 năm đến 7 năm tù giam.
Xem thêm thông tin liên quan tại Pháp trị - Kiến thức hình sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm