Nội dung bài viết [Ẩn]
Mạng xã hội hiện nay là một con dao hai lưỡi. Bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại thì nó còn là công cụ để những đối tượng sử dụng với mục tiêu sai trái, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác như xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác bằng những bình luận tiêu cực, dùng hình ảnh riêng tư cá nhân của người khác nhằm mục đích lừa đảo và bôi nhọ họ,… và nhiều hành vi trái pháp luật trái đạo đức khác. Vậy khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội, phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Sau đây là nội dung, thông tin cần thiết mà Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp cho các bạn.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác là những hành vi nói xấu, chửi bới, vu khống, lăng mạ, bịa đặt những câu chuyện về người khác trên mạng xã hội làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự hay nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay còn có hành sử dụng hình ảnh của người khác để ghép vào các hình ảnh nhạy cảm nhằm đăng lên mạng xã hội để tống tiền hay dùng hình ảnh này để vay mượn tiền, lừa đảo tiền của người khác. Bên cạnh đó, còn có hành vi lên mạng xã hội livestreams để chửi bới, làm nhục người khác một cách vô căn cứ. Tóm lại, những hành vi với mục đích làm nhục, nói xấu, chửi bới, bôi nhọ, làm nhục, vu khống người khác đều là những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề, mời bạn đọc xem thêm về Xúc phạm danh dự nhân phẩm
Những hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác trên mạng một cách công khai đang diễn ra trên mạng, nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác, xâm hại đến quyền lợi của người khác và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội đều được xử lý theo quy định của Pháp luật. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định về cách sử xự trên các nền tảng Internet. Cụ thể hóa là Luật an ninh mạng năm 2018, Luật an toàn thông tin mạng năm 2015, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số văn bản khác.
Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 chưa có quy định một tội riêng đối với hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội. Mà hành vi này là một trong những hành vi cấu hành tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Mặt khách quan: Thể hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội bằng hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, đăng hình ảnh nhạy cảm, trên mạng xã hội,… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi đe dọa dùng vũ lực như dùng phương tiện, hình ảnh để khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Nếu hành vi xúc phạm đến nhân phẩm người khác trên mạng xã hội lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Mặt chủ quan: Ý thức của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục, bị xúc phạm danh dự với nhiều động cơ khác nhau, có thể để trả thù, để làm nhục chính người bị hại, hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Chủ thể: Bất kì người nào đủ Năng lực chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi khi có hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác trên mạng xã hội thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình.
Khách thể: Người bị xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội là người bị hại nhưng xác định thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự thì có người thấy mình bị làm nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng vậy, họ thấy với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định chính xác mà cần kết hợp những yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình...
Có thể bạn quan tâm Tội vụ khống
Căn cứ Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định:
- Hình phạt chính: Các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLHS thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tuy nhiên người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố. (Khoản 1,2,3 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017)
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (Khoản 4 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017)
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm