Cách tính thời hạn theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành?

Bởi Trần Thu Thủy - 21/09/2021
view 251
comment-forum-solid 0

Thời hạn là một khái niệm khá quen với đời sống xã hội hàng ngày. Tuy nhiên, sẽ có nhiều cách hiểu và tính thời hạn khác nhau. Để thống nhất các tính thời hạn trong áp dụng quy định pháp luật hình sự, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự đã có quy định cụ thể.

Cách tính thời hạn theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành? Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thời hạn là gì?

Thời hạn là một khái niệm được nhắc lại khá nhiều trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Đa phần thời hạn dùng trong các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của cá nhân. Thế nhưng pháp luật về Hình sự hiện hành không đưa ra khái niệm về thời hạn, mà chỉ được nêu trong pháp luật về Dân sự tại Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định giữa hai thời điểm. 

Xét theo nguyên tắc tương tự pháp luật, định nghĩa thời hạn trong pháp luật hình sự tương tự như trong Bộ luật Dân sự. 

Quy định pháp luật về thời hạn

Mặc dù không định nghĩa khái niệm thời hạn, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã đưa ra các quy định để xác định thời hạn nhằm thống nhất cách tính thời hạn, tránh gây nhầm lẫn và bảo vệ quyền lợi của cá nhân chịu trách nhiệm hình sự. 

Theo Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thời hạn được tính theo giờ, ngày, tháng, năm với các nguyên tắc sau: 

  • Khi tính theo ngày thì thời hạn sẽ kết thúc vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
  • Khi tính theo tháng thì thời hạn kết thúc vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn kết thúc vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
  • 01 tháng được tính là 30 ngày.
  • Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Cách tính thời hạn 

Thời hạn khi được pháp luật quy định sẽ được xem là thời hiệu. Khi đó, cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng sẽ như cách tính thời hạn được quy định. 

Cách tính thời hạn tạm giam, tạm giữ

Theo Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bị tạm giữ với thời hạn không  quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trong trường hợp cần gia hạn thời hạn tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ tối đa hai lần với thời hạn của mỗi lần là không quá 03 ngày. 

Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Cách tính thời hạn điều tra

Theo Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thời hạn điều tra tính từ khi khởi tố vụ án cho đến thời gian tương ứng từng mức độ nghiêm trọng, cụ thể:

  • không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
  • không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
  • không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
  • không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Cách tính thời hạn xóa án tích

Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự hiện hành, thời hạn được xóa án tích dựa vào loại tội phạm khác nhau, cụ thể: 

  • 01 năm nếu bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 02 năm nếu bị phạt tù đến 05 năm;
  • 03 năm đối với phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 05 năm đối với phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành một số hình phạt bổ sung gồm quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn được nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Các tính thời hạn cải tạo không giam giữ 

Theo Điều 36 Bộ luật Hình sự hiện hành, thời hạn cải tạo không giam giữ là từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

Trong trường hợp người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. 

Cách tính thời hạn chấp hành hình phạt tù

Theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự hiện hành, hình phạt tù có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.55441 sec| 1030.32 kb