Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về việc chiếm giữ trái phép tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự không giúp mọi người biết thêm thông tin về vấn đề trên.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Theo quy định ban hành tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu như sau:
Người có hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm tài sản với trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo pháp luật quy định, thì bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian lên đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối tượng phạm tội chiếm giữ tài sản có trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù trong thời gian từ 01 năm lên đến 05 năm.
Theo đó, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản được xem là cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm tài sản, cố vật hoặc vật mang giá trị lịch sử, văn hóa không may bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật ban hành.
Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản
Về hành vi: Đối tượng có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho phía chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.
Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa nêu trên mà người thực hiện hành vi phạm tội chiếm hữu, có được do bị người khác giao nhầm hoặc do chính người phạm tội tìm được, bắt được.
Về giá trị tài sản: Trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt được phải từ 10.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử văn hóa thì pháp luật không quy định giá trị để làm căn cứ trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị về mặt tinh thần hết sức quý giá nên không thể tiến hành định giá một cách cụ thể như những loại tài sản thông thường.
Lưu ý:
Để có thể xác định là cổ vật, vật mang giá trị lịch sử thì phải có kết luận giám định từ phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ trước đó về việc công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Tài sản bị giao nhầm ở đây được hiểu là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc là cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa do phía người giao bị nhầm lẫn. Phía người giao sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự nhầm lẫn này. Người nhận tài sản không có bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào, để phía bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản của mình. Trường hợp người nhận tài sản bị giao nhầm có các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích để người giao tin tưởng mà giao nhầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời điểm được xem là hoàn thành tội phạm được bắt đầu tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo pháp luật quy định mà phía người chiếm hữu tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa vẫn cố tình không trả lại.
Thời điểm này có thể là ngay sau khi có yêu cầu trả lại tài sản, cổ vật, vật mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa hoặc ngay sau khi thời hạn người yêu cầu đưa ra chính thức kết thúc.
Như vậy, bắt đầu từ thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu sẽ trở thành bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trường hợp nếu do hoàn cảnh khách quan gây ảnh hưởng đến việc giao trả thì người đang chiếm hữu các đối tượng nêu trên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
Khách thể tội chiếm giữ trái phép tài sản: Các hành vi phạm tội được nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt chủ quan tội chiếm giữ trái phép tài sản: Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể tội chiếm giữ trái phép tài sản: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là chủ thể của tội này.
Có thể bạn quan tâm thêm về tội : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Trường hợp có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản được nêu ở mặt khách quan sẽ có mức hình phạt là xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng lên đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng cho đến 02 năm.
Phạt tù trong thời gian từ 01 năm lến đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản trái phép có giá trị từ 200.000.000 triệu đồng trở lên hoặc là cổ vật, vật có giá trị lịch sử - văn hóa mang giá trị đặc biệt.
Mời bạn đọc thêm tất tần tận quy định pháp luật về các loại hình phạt trong luật hình sự
Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện chủ tài khoản này ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu trả lại số tiền đã chuyển nhầm.
Bên cạnh đó, nếu phía chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm mặc dù đã nhận được yêu cầu chuyển tiền trả mà vẫn không tiến hành hoàn trả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý chiếm giữ trái phép tài sản dựa theo Điều 176, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Link sang bài:Tội sử dụng trái phép tài sản - những quy định cần biết! (Anrcho: sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như thế nào?)"}" data-sheets-userformat="{"2":9089,"3":{"1":0},"10":1,"11":4,"12":0,"16":11}" data-sheets-textstyleruns="{"1":0}{"1":371,"2":{"2":{"1":2,"2":16750848}}}{"1":385}">Có thể bạn quan tâm: Sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như thế nào?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm