Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm đến quyền sở hữu. Vậy công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì và pháp luật hình sự đã có quy định gì để ngăn chặn hành vi này xảy ra? Cấu thành tội phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy của người khác trước sự chứng kiến của họ hoặc người đang quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất kỳ hành vi nào nhằm uy hiếp người đang giữ tài sản.
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được phân biệt với các tội xâm phạm quyền sở hữu khác vì hành vi phạm tội được thực hiện công khai. Yếu tố công khai được thể hiện khi người thực hiện không hề giấu và người giữ tài sản biết rõ tài sản bị lấy đi nhưng không dám ngăn cản hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản.
Ví dụ 1, chị A đang đi trên đường thì đột nhiên bị chóng mặt nên chị dừng lại để nghỉ ngơi một chút. Chị dựng xe sát vỉa hè và ngồi nghỉ ở ghế đá gần đó. Nhân cơ hội này, anh B chạy lại bẻ khóa xe và lấy xe đi. Chị A nhìn thấy nhưng vì chóng mặt mà không thể ngăn cản hành vi của anh B. Trong trường hợp này, hành vi của anh B là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ 2, Anh X để điện thoại và ví trên bờ sông để tắm ở dưới sông. Anh X nhìn thấy Anh Y lấy điện thoại và ví của anh X nhưng vì đang ở dưới sông nên anh X không thể ngăn cản hành vi của anh Y. Hành vi này được xác định là công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào bị kết án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Nếu người phạm tội trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 02 năm đến 07 năm tù:
Trong trường hợp giá trị tài sản bị lấy từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện tội phạm này thì phải chịu hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù.
Nghiêm trọng hơn là trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị trên 500.000.000 đồng hay lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, tội phạm phải chịu phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản thường bị nhầm lẫn với nhau. Vì hai tội phạm này đều mang yếu tố công khai thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tuy nhiên, hai hành vi này có nhiều điểm có thể phân biệt được:
Đặc điểm | Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản | Tội cướp tài sản |
Cơ sở pháp lý | Điều 172 Bộ luật Hình sự hiện hành | Điều 168 Bộ luật Hình sự hiện hành |
Chủ thể của tội phạm | Người từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. | Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với mức tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu mọi hình phạt tương ứng theo quy định. Và người phạm tội có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. |
Mặt khách quan | Người phạm tội lấy tài sản bằng việc lợi dụng sự không phản kháng hoặc không thể phản kháng của người bị hại. Tội phạm hoàn thành khi tài sản bị chiếm đoạt. | Người phạm tội lấy tài sản bằng dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Không yêu cầu hậu quả, chỉ cần tội phạm thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác để lấy tài sản là đủ điều kiện kết tội. |
Tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật hình sự tại Pháp trị.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm